Thi công sơn epoxy 2 thành phần
Sơn epoxy với 2 thành phần cơ bản A, B được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau cả công nghiệp và sử dụng thi công các công trình dân dụng. Thi công sơn epoxy 2 thành phần rất phổ biến tại các nước phát triển cũng như tại Việt Nam.
Đây là một trong những phát minh giúp bảo vệ bề mặt sàn cũng như gia tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Không chỉ vậy mà dòng sơn này có nhiều ưu điểm như: chống thấm, chống trơn trượt, chống tĩnh điện lại dễ vệ sinh bề mặt nên được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Tại sao nên thi công sơn epoxy 2 thành phần?
Sơn epoxy 2 thành phần thực chất là quá trình thi công sơn epoxy, là một bước cơ bản trong thi công hoàn thiện mặt sàn cho các công trình, nhất là những công trình rộng như nhà xưởng, nhà máy sản xuất là vô cùng cần thiết. Bởi không có một loại vật liệu nào tốt hơn có thể thay thế được sơn epoxy.
Bề mặt trơn bóng, sạch sẽ cũng như có khả năng chống trơn trượt, chống thấm,… vì vậy giúp giảm thiểu nhiều thiệt hai do mất an toàn lao động gây ra. Và vệ sinh bề mặt dễ dàng, kháng nấm mốc giúp cho môi trường làm việc luôn sạch sẽ, đây là điều kiện cần thiết trong ngành công nghiệp thực phẩm hay dược phẩm.
Sơn epoxy cũng rất nhiều màu sắc hoàn toàn có thể sử dụng để phân thành các khu vực khác nhau thuận tiện cho phân công sản xuất. Ngoài ra sơn epoxy còn rất nhiều dạng khác nhau như: sơn 3D hay các sơn epoxy vân gỗ, vân đá,…đen đến sự sang trọng cho công trình, rất thích hợp sử dụng cho các công trình dân dụng.
Thi công sơn epoxy thường trải qua những giai đoạn nào?
Trong thi công các dự án luôn có các giai đoạn thực hiện hay chính là quy trình thi công. Với những thông tin này, chủ đầu tư hoàn toàn có thể giám sát được tiến độ cũng như là căn cứ để nhà đầu tư so sánh với sản phẩm sau thi công. Vì vậy mà quy trình thi công là một phần không thể thiêu trong hợp đồng giữa 2 bên. Một quy trình thi công sơn epoxy 2 thành phần thường trải qua 4 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt sàn
Đây chính là giai đoạn cơ bản cũng như quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như thấm mỹ của mỗi công trình thi công. Bề mặt sàn chuẩn trước khi thi công cần trải qua nhiều bước thi công. Để bề mặt sàn phẳng hơn trước tiên cần chà bề mặt bê tông bằng máy sàn công nghiệp. Bước thi công này sẽ giúp loại bỏ đi một phần khuyết điểm trên bề mặt bê tông. Sau đó vệ sinh thật sạch bề mặt, để sơn có thể bám chắc vào bề mặt. Ngoài ra, cần xử lý độ ẩm cũng như những vết nứt bề mặt sàn trước khi thi công.
Giai đoạn 2: Thi công sơn lót epoxy
Sơn lót epoxy được thi công chủ yếu bằng phương pháp rulo lăn bề mặt. Tuy nhiên với những công trình thi công sơn epoxy yêu cầu có tính chịu nhiệt, chống tĩnh điện,…. thường sử dụng phương pháp thi công sơn lót bằng súng phun. Vì phương pháp thi công này giúp sơn lót bám chắc hơn cũng như đều hơn.
Vai trò chính của thi công sơn lót là lớp đệm, giúp các lớp sơn khác có thể bám dính tốt hơn trên bề mặt sàn thi công. Thời gian khô của lớp lót thường từ 6 – 8h phụ thuộc vào loại sơn lót cũng như thời tiết.
Giai đoạn 3: Thi công bả sơn bề mặt
Bả sơn bề mặt là giải pháp che khuyết điểm bề mặt tốt nhất hiện nay. bả sơn thực chất là hỗn hợp được tạo ra từ sơn epoxy và bột đá theo tỷ lệ nhất định. Nó giúp loại bỏ các điểm lún, nứt, các vết dỗ tổ ong,… Từ đó mà giúp lớp phủ phẳng và đẹp hơn nhiều khi thi công trực tiếp lớp phủ lên bề mặt sàn.
Bước 4: Thi công sơn phủ bề mặt
Sơn phủ bề mặt được áp dụng theo 2 phương pháp khác nhau là: Thi công sử dụng rulo lăn hoặc sử dụng sơn epoxy tự san phẳng. Mỗi phương pháp thi công có những ưu điểm khác nhau. Với dòng sơn lăn, thi công 2 lớp khác nhau , bởi mỗi lớp sơn lăn khá mỏng chỉ khoảng 0.15 – 0.2mm / lớp. Còn đối với hệ sơn tự san thì độ dày thường là 0.3 – 1mm/ lớp. Vì vậy, mà thi công sơn tự san có bề mặt phẳng và đẹp hơn cũng như khả năng chịu tải tốt hơn.
- Tìm hiểu thêm mọi vấn đề về sơn sàn tại Sonsanepoxy.vn