Sơn epoxy kháng hóa chất: Đặc điểm, công dụng, quy trình thi công
Sau một thời gian dài sử dụng, công trình xuất hiện tình trạng bong tróc lớp sơn đã thi công do chịu ảnh hưởng từ hoá chất. Chính vì vậy, việc sử dụng sơn epoxy kháng hoá chất là điều cần thiết để khắc phục các khuyết điểm này trên bề mặt thi công. Vậy sơn epoxy kháng hóa chất có đặc điểm và tính chất như thế nào? Cùng Tín Phát tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này qua những nội dung dưới đây nhé.
Đặc điểm chính của sơn epoxy kháng hóa chất
Sơn epoxy là loại sơn 2 thành phần gồm chất đóng rắn và chất tạo màu, có nguồn gốc từ nhựa epoxy hoặc epoxy resin tùy vào từng loại sản phẩm của các hãng sơn khác nhau. Công dụng cơ bản của dòng sơn này là khả năng chống bám bẩn, tạo cho bề mặt có độ bóng, chống thấm và chịu tải trọng cao,… Đặc biệt, sản phẩm có ứng dụng tốt đối với những công trình thường xuyên chịu tác động từ axit và các hóa chất ăn mòn. Góp phần bảo vệ bề mặt vật liệu được sơn phủ hiệu quả.
Sử dụng sơn epoxy chống hóa chất đem lại những lợi ích gì?
Sở dĩ sơn epoxy chống hóa chất là sản phẩm quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Khả năng kháng hóa chất với nồng độ cao, kháng khuẩn tốt.
- Chống chịu tốt trong các môi trường có nhiệt độ cao.
- Quá trình thi công bảo trì nhanh gọn với chi phí hợp lý.
- Sử dụng tốt trên nhiều bề mặt như: Bê tông, sắt thép, kim loại.
- Giúp làm sạch hóa chất công nghiệp, an toàn với nguồn nước sạch.
- Chịu lực và chống mài mòn tốt, bảo vệ sàn bê tông hiệu quả.
- Dễ dàng vệ sinh và làm sạch bề mặt sàn hàng ngày.
Các dòng sơn epoxy kháng hóa chất cơ bản
Sơn epoxy kháng hóa chất gồm 2 loại cơ bản gồm:
Sơn epoxy chống hóa chất dạng phủ
Sản phẩm này có cấu tạo từ những thành phần như epoxy, nguyên liệu màu, chất đông cứng,… Giúp hình thành nên một lớp sơn phủ có đặc tính chống ăn mòn cao. Sơn epoxy kháng hóa chất dạng phủ tạo độ kết dính chống ăn mòn. Đồng thời giúp ngăn chặn quá trình gỉ sét, tạo độ cứng, chịu ma sát tốt, kháng muối, kháng nước, kháng dầu mỡ cùng các môi dung môi khác.
Sơn epoxy chống hóa chất tự san phẳng
Thành phần chính trong sơn epoxy kháng hóa chất tự san phẳng gồm keo epoxy, nguyên liệu kháng kiềm, axit và chất đông cứng. Điểm nổi bật của sản phẩm này là không gây độc hại cho môi trường nên được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Lớp sơn epoxy kháng hóa chất tự san phẳng tạo sự dẻo dai, độ cứng cao và chịu ma sát rất tốt. Ngoài ra, sự đa dạng về mẫu mã cũng là yếu tố giúp cho dòng sơn này có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều công trình lớn nhỏ để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ.
Ứng dụng thực tế của sơn epoxy kháng hóa chất
Sơn epoxy kháng hóa chất ngày càng khẳng định được vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực như:
- Sử dụng cho sàn nhà máy sản xuất thực phẩm, nước uống, ngành dược phẩm,…
- Dùng sơn epoxy kháng hóa chất phủ lên vỏ tàu thuyền giúp chống ăn mòn bởi muối biển.
- Dùng cho sàn nền của nhiều công trình ngoài trời, phòng thí nghiệm, bể chứa nước thải,…
- Làm lớp chống thấm sàn mái, chống ăn mòn cho các bể chứa hóa chất…
- Chống tia UV cho những công trình ngoài trời. Đồng thời tránh hiện tượng phai màu cho các lớp phủ mái nhà.
5 Bước thi công sơn epoxy kháng hóa chất
Sơn epoxy kháng hóa chất cho công trình có đạt chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình thi công. Quy trình sơn epoxy kháng hóa chất được thực hiện lần lượt theo 5 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt cần sơn
- Sử dụng máy mài sơn công nghiệp để mài sàn tạo nhám và liên kết chặt chẽ với sàn bê tông.
- Làm sạch các lớp bụi bẩn và tạp chất bằng máy hút bụi.
- Dán keo định vị những vị trí tiếp giáp với các khu vực không sơn.
Bước 2: Sơn lót trên bề mặt
Thực hiện lăn đều sơn lót lên bề mặt bê tông bằng dụng cụ chuyên dụng. Lớp sơn lót sẽ làm tăng độ thẩm thấu và bám dính tốt với sàn bê tông. Từ đó giúp cho bề mặt có độ bằng phẳng, sạch sẽ.
Bước 3: Thi công bả sơn
Tiến hành kiểm tra mặt sàn, nếu có nhiều khuyết tật thì phải bả tràn toàn bộ bề mặt để lấp toàn bộ lỗ nhỏ trên bề mặt. Lớp bả tràn là lớp sơn màu, thường có cùng màu và cùng loại với sơn phủ. Trước khi thi công cần trộn đều 2 thành phần sơn theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Sau đó lăn đều sơn trên bề mặt bê tông.
Bước 4: Thi công sơn phủ
Sơn phủ là lớp sơn hoàn thiện, có ảnh hưởng lớn tới độ thẩm mỹ cũng như chất lượng của công trình. Để đảm bảo quá trình thi công sơn kháng hóa chất đạt hiệu quả cần thực hiện đúng theo định mức và tỷ lệ mà nhà sản xuất đưa ra.
Bước 5: Vệ sinh trước khi nghiệm thu bàn giao công trình
Trước khi bàn giao công trình hoàn thiện cho chủ đầu tư, cần kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sàn sau khi thi công xem đã đáp ứng đủ các tiêu chí và yêu cầu về kỹ thuật, thẩm mỹ hay chưa.
Hy vọng rằng những chia sẻ của Tín Phát về sơn epoxy kháng hóa chất trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu và nắm rõ được những nội dung cơ bản về sản phẩm. Từ đó góp phần tìm ra được giải pháp hoàn hảo nhất để cải thiện chất lượng cho công trình của quý khách hàng. Nếu có nhu cầu thi công sơn epoxy chuyên nghiệp – uy tín, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0981.473.638 để nhận tư vấn và báo giá hợp lý.