Nên lựa chọn sơn phủ Epoxy hệ dầu hay hệ nước?
Sơn epoxy được biết đến là sản phẩm hiệu quả để giúp bảo vệ bề mặt với nhiều ưu điểm giúp bảo vệ, gia cố mặt sàn. Tuy nhiên rất nhiều người dùng phân vân không biết nên sử dụng sơn phủ Epoxy hệ dầu hay hệ nước. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây của Tín Phát nào.
Sơn phủ Epoxy hệ dầu và sơn phủ Epoxy hệ nước
Sơn epoxy tự phẳng
Sơn Phủ Epoxy hệ dầu
Sơn phủ epoxy hệ dầu là một loại sơn sử dụng dầu làm dung môi, Loại sơn này có ưu điểm là có khả năng bám dính cao hơn so với loại sơn phủ epoxy gốc nước. Tuy nhiên chúng cũng có mùi đặc trưng sau khi sơn nên gây khó chịu cho người thi công.
Các sản phẩm sơn gốc dầu còn được biết đến là loại sơn epoxy 2 thành phần nên cần phải pha trộn thành phần A và thành phần B với nhau rồi mới tiến hành thi công. Trong quá trình pha trộn cần xử lý đúng theo tỷ lệ thì chúng mới có thể đóng rắn.
Một đặc điểm đáng lưu ý nữa của loại sơn này là khả năng bắt lửa nhanh, khi bảo quản và khuấy trộn thì cần chú ý tránh lửa.
Sơn phủ Epoxy hệ dầu
Hiện nay trên thị trường giá sơn phủ Epoxy hệ dầu thấp hơn hẳn so với những loại sơn Epoxy khác. Các hãng sơn nổi tiếng có thể kể đến như: Chokwang, KCC, Joton, Rainbow, Nanpao,… Chúng được sử dụng nhiều cho sơn sàn nhà xưởng sản xuất, sơn sàn gara ô tô, bãi đậu xe, sơn sân tennis, cầu lông, sơn xưởng hóa chất, thực phẩm, cơ khí chính xác,…
Sơn phủ Epoxy hệ nước
Được ra đời sau sơn Epoxy hệ dầu, sản phẩm sơn hai thành phần này sử dụng nước làm dung môi pha loãng. Sản phẩm sơn Epoxy hệ nước thường dùng để thi công cho các công trình yêu cầu độ an toàn như bệnh viện, sảnh khách sạn,…. Chúng có khả năng chống bám bụi và giúp dễ dàng tiến hành vệ sinh và làm sạch.
Sơn 2 thành phần gốc nước thường được sử dụng cho những bề mặt nhà xưởng bị bong tróc, hay bị nhiều khuyết điểm, sử dụng để khắc phục những bề mặt cũ.
Sơn phủ Epoxy hệ nước
Ưu nhược điểm của sơn phủ hệ nước
Ưu điểm của sơn phủ hệ nước
- Ưu điểm của sản phẩm gốc nước thường an toàn hơn so với những sản phẩm gốc dầu. Sản phẩm sử dụng dung môi là nước nên dễ pha trộn, không độc hại, không gây mùi.
- Bề mặt sau thi công có khả năng chịu lực tốt, chịu được tải trọng 3-10 tấn nếu thi công đảm bảo tiêu chuẩn.
- Lớp sơn phủ sau khi hoàn thiện cũng sẽ đảm bảo được thẩm mỹ và cũng dễ dàng vệ sinh, ít bám bụi.
- Thi công được cả trong những môi trường có độ ẩm cao
Ưu nhược điểm của sơn phủ hệ nước
Nhược điểm của sơn phủ hệ nước
- Độ bóng của sơn epoxy gốc nước thường không được bóng như sơn epoxy gốc dầu, chính vì vậy nên sử dụng để thi công cho các khu vực tầng hầm, tường nhà,…
- Sơn epoxy gốc nước có giá thành cao hơn sơn hệ dầu nên các bạn cần cân nhắc yêu cầu sử dụng với điều kiện tài chính.
Ưu nhược điểm của sơn phủ epoxy hệ dầu
Sơn epoxy gốc dầu được nghiên cứu từ hoạt chất epoxy gốc nhựa không chứa nhóm este nên chúng có khả năng bám dính và kháng nước tuyệt vời. Cùng với đó là cấu tạo phân tử với 2 vòng benzen vô cùng vững chắc rất bền với nhiệt, khó bị bẻ gãy. Chính vì vậy sản phẩm sơn epoxy có tính chịu nhiệt cao, cứng và rất dẻo dai.
Ưu điểm sơn phủ epoxy hệ dầu
- Chống bụi: Bề mặt epoxy được sơn bóng rất dễ lau chùi. Bề mặt sàn sau khi thi công có thể sử dụng được các hóa chất tẩy rửa nên việc làm sạch cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
- An toàn: Sơn epoxy hệ dầu chứa được sản xuất theo tiêu chuẩn VOCs giúp giảm mức ản hưởng xuống mức thấp nhất nên sẽ ít ảnh hưởng hơn tới sức khỏe của con người và môi trường.
- Tính thẩm mỹ: bề mặt sau khi thi công sơn phủ Epoxy hệ dầu có màu sắc đa dạng khiến cho công trình của bạn bắt mắt ngay cái nhìn đầu tiên. Bề mặt có độ sáng bóng, màu sắc đa dạng, phù hợp cho những khu vực nhà xưởng, hành lang, lối thoát hiểm, khu vực cấm,… Bề mặt sơn bóng, sáng giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng và dễ dàng lau chùi bằng các dụng cụ vệ sinh.
- Khả năng chịu tải trọng: Lớp sơn epoxy bề mặt thường dày khoảng 0,3mm nhưng khả năng chịu mài mòn tốt, xe tải lên tới 3 tấn mà không gây ra tình trạng sụt lún hay nứt gãy bề mặt.
- Đa dạng về chủng loại: các sản phẩm sơn 2 thành phần gốc dầu tương đối đa dạng, đáp ứng các yêu cầu khác như: sơn epoxy chống thấm, sơn chống trơn trượt, kháng hóa chất.
Nhược điểm sơn phủ epoxy hệ dầu
- Dễ bắt lửa trong quá trình khuấy trộn hay bảo quản cần tránh xa khu vực có lửa.
- Sơn Epoxy hệ dầu không thể thi công trong môi trường có độ ẩm quá cao. Độ ẩm sàn bê tông <5% và độ ẩm trong không khí tối đa là 80%.
- Khi thi công cần chú ý làm các rãnh giãn nở nếu không dễ bị nứt, gãy,… trong quá trình sử dụng.
Ưu nhược điểm của sơn phủ epoxy hệ dầu
Hi vọng những thông tin cơ bản trên mà Tín Phát chia sẻ có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm sơn phủ Epoxy hệ dầu chính hãng phù hợp. Nếu bạn đang có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0981.473.638 hoặc Website: www.sonsanepoxy.vn. Epoxy Tín Phát rất hân hạnh được phục vụ.