Sơn gốc nước là gì? Những điều cần nên biết xoay quanh loại sơn này
Sơn không chỉ giúp gia tăng sự bền bỉ mà còn đem đến vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cho công trình của bạn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sơn khác nhau, khiến nhiều người không thể nhận biết cũng như không phân biệt nổi giữa các loại sơn khác nhau. Sau đây, bài viết xin gửi tới các bạn những thông tin xoay quanh sơn gốc nước là gì, giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại sơn này.
Sơn gốc nước là gì?
Sơn gốc nước cũng gồm có 4 thành phần giống như bất kỳ các loại sơn khác đó chính là màu, nhựa, dung môi, phụ gia. Tuy nhiên được gọi với cái tên gốc nước đó là do dung môi chính của loại sơn này là nước, hàm lượng chất hữu cơ rất ít.
Ưu điểm của sơn gốc nước là gì?
Một ưu điểm quan trọng tạo nên dấu ấn riêng cho loại sơn này đó là hạ thấp hàm lượng các chất bay hơi (VOC), đạt 2 pound/gallon tương đương 238 g/lít. Điều này giúp cho sơn gốc nước ngày càng trở nên an toàn cho người tiêu dùng. Thậm chí, một số dòng sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, tiên tiến, công nghệ mới nhất còn đạt được tới ngưỡng quy định an toàn nghiêm ngặt nhất về khống chế VOC.
Hơn nữa, với việc màng sơn được tạo thành bằng cách bay hơi thay thế cho dung môi nên các mùi khó chịu được cải thiện rõ rệt, đồng thời giảm được các nguy cơ cháy. Từ đó, sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí và mang lại sự an toàn hơn cho môi trường làm việc.
Sơn gốc nước ngày nay còn được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như xây dựng để sơn tường nhà, trần nhà; sơn lên các đồ dùng, vật dụng có bề mặt bằng kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh. Ngoài ra, sản phẩm này còn rất dễ sơn, sơn bằng nhiều phương pháp khác nhau như sơn, quét, lăn, phun hay nhúng đều được cả.
Nhược điểm
Bên cạnh những tính năng ưu việt như đã kể trên thì loại sơn này cũng tồn tại mặt hạn chế. Đó là nó không thích hợp với tất cả các ứng dụng. Lớp sơn này chỉ đạt hiệu quả khi đạt độ dày màng khô tới 0,29 mm tương đương với 1,2 mil.
Hơn thế nữa, nếu sử dụng sơn này trong môi trường độ ẩm cao thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để khô. Lúc đó, bạn cần phải trang bị thêm hệ thống khuấy đảo không khí, thoát ẩm, khử; làm tăng chi phí. Khi đó việc lựa chọn loại sơn này là không tối ưu.
Các loại sơn gốc nước
Hiện nay, các nhà sản xuất sơn gốc nước thường sử dụng 1 trong 3 loại polymer tổng hợp, từ đó xác định được đặc tính cuối cùng cúa sơn. Sơn gốc nước được chia làm 3 loại: hệ tan trong nước, hệ nhũ tương, hệ nhựa khử được bằng nước.
Hệ tan trong nước
Lớp sơn của hệ tan trong nước có độ bóng cao, độ dẻo dai tốt, khả năng chống chịu được hóa chất, chịu nước cao. Cũng như độ bền của sơn này kéo dài và rất thuận tiện trong khâu thi công. Hiện dòng sơn này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp
Hệ nhũ tương
Với ưu thế về khối lượng phân tử của các polymer lớn mà loại sơn này có thể khô bằng không khí, tính dẻo dai, chịu nước và hóa chất, độ bám dính tốt. Ngày nay, lớp sơn phủ này đang được ứng dụng để hoàn thiện bề mặt các dòng sản phẩm cao cấp như ô tô, xe máy,…
Hệ khử bằng nước
Sơn hệ khử bằng nước có các đặc tính: độ bóng cao, trong, thấm ướt màu,… Hệ sơn này ngày nay được ứng dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về loại sơn gốc nước là gì. Hi vọng qua đây, bạn sẽ nâng cao được sự hiểu biết của mình cũng như chọn cho mình loại sơn thích hợp.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy