Ưu điểm nổi bật của sơn epoxy không màu
Là một trong những dòng sơn công nghiệp chất lượng cao trên thị trường, sơn Epoxy không màu ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng. Tại sao dòng sơn này lại được các nhà thầu ưu tiên sử dụng như vậy? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để thấy được những ưu điểm nổi bật của dòng sơn Epoxy này nhé!
Đây là loại sơn được sử dụng trong nhiều bệnh viện, nhà xưởng,…
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn Epoxy không màu
Đây là loại sơn hai thành phần, không có màu, trong suốt có tính năng chịu nước, chịu được va đập. Được cấu tạo từ nhựa Epoxy kết hợp với chất đóng rắn đặc biệt để tạo thành hỗn hợp có kết cấu bền vững, giúp chống chịu lại các tác động bên ngoài.
Sơn Epoxy có thể chống chịu ảnh hưởng, quá trình ăn mòn của axit, kiềm. Với độ bám dính cực tốt, đây còn là loại sơn được nhà nhà thầu sử dụng khi thi công các công trình cần chống chịu nước, các môi trường khắc nghiệt như nước biển, nước thải,…
Do đặc tính không màu, trong suốt lại có độ kết dính cao, chịu mài mòn, sơn Epoxy ngày càng khẳng định vị thế của mình so với các dòng sơn cùng loại của các hãng trên thị trường.
Các bước thi công sơn Epoxy không màu
Cũng giống như quy trình thi công của các loại sơn Epoxy khác. Thi công sơn Epoxy không màu trải qua các bước như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt khu vực cần thi công sơn Epoxy
Trước khi tiến hành sơn, cần đảm bảo khu vực cần sơn đã được vệ sinh sạch sẽ, xử lý những bề mặt bị bong tróc, bụi bẩn trám những bề mặt bị nứt, vỡ,… Sau đó tiến hành tạo nhám bề mặt, giúp lớp sơn dễ dàng bám dính với bề mặt sàn. Công việc này cần dùng đến máy mài sàn chuyên nghiệp có gắn lưỡi mài để làm sạch nền và tạo độ nhám, chân bám cho lớp sơn.
Thi công sơn Epoxy chuyên nghiệp cho sàn nhà xưởng
Bước 2: Tiến hành thi công lớp sơn lót Epoxy
Sau khi bề mặt khu vực cần sơn đã hoàn toàn khô, hãy tiến hành công đoạn thi công lớp sơn lót Epoxy. Công đoạn này có thể sử dụng phương pháp lăn rulo hoặc phun đều bằng máy phun sơn. Bước này giúp tăng hiệu quả bám dính của lớp sơn Epoxy phủ với bề mặt cần thi công.
Bước 3: Thi công lớp sơn Epoxy trung gian
Đây là lớp sơn tạo màu cho sàn nhà xưởng, giúp bề mặt xưởng được láng mịn hơn, tạo kết cấu chặt, bền cho lớp sơn với bề mặt cần thi công.
Bước 4: Thi công lớp sơn Epoxy không màu phủ
Sau khi lớp sơn trung gian đã hoàn toàn khô, bắt đầu tiến hành sơn lớp sơn phủ hoàn thiện cho bề mặt sàn. Nếu trong quá trình sơn phát hiện có bọt khí cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng, độ bóng và tính thẩm mỹ của bề mặt khu vực cần sơn.
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu công trình
Sau khi lớp sơn phủ Epoxy đã khô hoàn toàn, cần kiểm tra kỹ bề mặt đã sơn để xử lý kịp thời những lỗi trong quá trình thi công. Tiến hành bàn giao và nghiệm thu công trình.
Trung bình 1 lít sơn Epoxy không màu sẽ sử dụng được cho bề mặt diện tích khoảng 10m2. Mức che phủ này còn phụ thuộc vào kích thước và hình dạng của đối tượng cần sơn.
Những điều cần lưu ý khi thi công sơn Epoxy
Khi cần trộn sơn cần sử dụng máy trộn sơn chuyên dụng, trộn đều trong thời gian đúng quy định.
Cần lưu ý trong quá trình thi công để có được bề mặt bóng đẹp
Không nên sơn khi độ ẩm trong không khí quá lớn, những bề mặt cần sơn phải đảm bảo không thoáng, sạch sẽ hoàn toàn.
Cần vệ sinh, làm sạch toàn bộ các dụng cụ, máy móc sau khi sử dụng.
Khi thời gian giữa lớp sơn trước và lớp sơn sau vượt quá thời gian quy định, cần phải làm nhám bề mặt nhằm đảm bảo độ bám dính cho lớp sơn mới.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sơn Epoxy không màu. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích và biết cách sử dụng loại sơn phù hợp khi cần thiết. Chúc bạn thành công!