Sơn Epoxy chống thấm chất lượng số 1 thị trường
Sơn epoxy chống thấm hiện nay được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: công trình xây dựng, công trình lọc hoá dầu, hầm để xe,… Vậy loại sơn này tốt đến đâu, cần lưu ý gì khi thi công sơn chống thấm epoxy? Mời các bạn hãy theo dõi những chia sẻ ngay sau đây của Tín Phát.
Sơn Epoxy chống thấm 2 thành phần
Các sản phẩm sơn Epoxy nói chung và sơn Epoxy chống thấm nói riêng đều có 2 thành phần chính là A và B. Thành phần A chứa các hạt Epoxy với dung môi, các chất phụ gia. Thành B lại chứa chất đóng rắn hỗ trợ đóng cứng bề mặt.
Sơn chống thấm Epoxy được nghiên cứu từ hợp chất có thành phần có gốc nhựa composite và không có chứa thành phần este. Chúng không tan trong nước và có khả năng kháng nước tuyệt đối. Độ bám dính là tuyệt vời trên hầu hết mọi chất liệu bề mặt.
Sơn epoxy có cấu tạo phân tử chứa 2 vòng benzen tạo được một hợp chất bền với nhiệt, dẻo dai và cứng cáp chịu được tải trọng cũng như các tác động từ môi trường. Nhất là đối với sự thay đổi của nhiệt độ hay thời tiết gió mùa nóng ẩm đặc thù của Việt Nam.
Đặc tính của sơn epoxy chống thấm
Ưu điểm của sản phẩm sơn chống thấm Epoxy
Sở hữu đầy đủ những ưu điểm của sản phẩm sơn Epoxy, các dòng sơn chống thấm có thể mang đến độ thẩm mỹ cao cho công trình.
Sau khi thi công sơn Epoxy chống thấm sẽ tạo ra được bề mặt sàn có tính ma sát tốt, giúp vận chuyển dễ dàng nên được ứng dụng nhiều tại nhà xưởng hay các khu công nghiệp, khu chế xuất,…
Tăng độ bền bỉ và tuổi thọ cho công trình, các sản phẩm sơn sàn chống thấm có tính chịu mài mòn tốt. Giúp bề mặt sử dụng hạn chế bị bong tróc hay hỏng hóc.
Kháng lại bụi bẩn và giúp công việc lau chùi vệ sinh bề mặt sàn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng ngăn chặn sự tích tụ và sản sinh của vi khuẩn, nấm mốc.
Sử dụng được hiệu quả cho nhiều dạng vật liệu: bê tông, gỗ, kim loại,…
Nhược điểm của sơn chống thấm Epoxy
Một trong những nhược điểm lớn nhất cuả thi công sơn chống thấm đòi hỏi người thợ tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm. Để xử lý nhanh các vấn đề về kỹ thuật như bề mặt thi công chưa được làm sạch, xuất hiện nứt, rỗ,…
Cần tính toán kỹ số lượng và diện tích thi công để tránh thừa sơn. Lượng sơn đã pha nhưng không được sử dụng luôn sẽ bị khô đặc và phải vứt bỏ.
Ứng dụng thực tiễn của sơn Epoxy chống thâm
Các sản phẩm sơn Epoxy đáp ứng được hết yêu cầu như: chịu được sự mài mòn, ma sát cao, kháng bụi và chống thấm nước cũng như các loại hóa chất.
Sơn chống thấm ngoài trời
Đối với các công trình ngoài trời chịu nhiều tác động của thời tiết và nhiệt độ nên thường sử dụng sơn chống thấm Epoxy. Việc thi công này trước hết hạn chế được những tình trạng nấm mốc, ẩm và thấm nước.
Sơn chống thấm có khả năng ngăn ngừa được tình trạng thấm nước. Bằng cách chúng sẽ bịt kín kẽ hở của tường, tăng tuổi thọ công trình.
Sơn epoxy chống thấm mái nhà
Một ứng dụng phổ biến khác của các loại sơn chống thấm đó là sử dụng thi công chống thấm mái nhà. Với các công trình bê tông, để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ công trình, các nhà thầu thường lựa chọn sơn epoxy. Thực tế, phần mái, các khe nứt đó lại chính là điểm yếu của mái nhà.
Sơn chống thấm có thể mang đến lớp bảo vệ kép. Nó giúp cho mái nhà của bạn có được bao phủ bởi một lớp epoxy cứng. Bảo vệ mái nhà trước những tác động cơ học, nhiệt độ, hóa chất. Đồng thời mái nhà của bạn cũng chống chịu lại quá trình mài mòn, không thấm nước và hóa chất hiệu quả.
Sơnz chống thấm cho bể nước, hồ bơi
Chống thấm bể nước là yếu cầu quan trọng bắt buộc đối với các bể chứa nước, bể bơi tại các công trình đặc biệt. Sơn epoxy chống thấm cho bể nước, hồ bơi có độ an toàn cao đối với sức khỏe của con người. Chúng đồng thời đảm bảo thẩm mỹ rất cao, tạo độ bóng cho công trình. Lớp sơn không chỉ bóng mà còn giúp cho lớp gạch men của hồ bơi sáng hơn, hạn chế vi khuẩn và dễ dàng lau rửa.
Hướng dẫn thi công sơn Epoxy chống thấm mới nhất 2022
Để đảm bảo chất lượng chống thấm của công trình, các nhà thầu hoặc đơn vị thi công cần thực hiện đúng 5 bước sau đây để đảm bảo chất lượng công trình.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn
Cần phải xử lý bề mặt sàn, trần, bể nước trước khi thi công. Sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để làm phẳng và hút bụi sạch các vết bẩn có trên bề mặt. Và hãy mài tạo nhám khu vực đó để giúp liên kết tốt với lớp sơn chống thấm Epoxy.
Bước 2: Xử lý các khuyết điểm bề mặt
Khắc phục sớm những chỗ bị lồi lõm, để tạo một lớp sơn lót tăng liên kết của bề mặt với lớp sơn phủ.
Bước 3: Pha trộn sơn, thi công lớp sơn lót
Trộn sơn lót Epoxy 2 thành phần. Sau đó hãy đổ đều xuống và tiến hành lấp đầy các vết rạn nứt bằng thanh lăn rulo. Lưu ý cần phải trộn thật đều trước khi đổ xuống bề mặt.
Bước 4: Pha trộn sơn, thi công lớp sơn Epoxy chống thấm
Để hoàn thiện được việc chống thấm bạn cần thi công lớp phủ bề mặt. Thi công 1-2 lớp sơn phủ chống thấm cho bề mặt
Bước 5: Kiểm tra và bàn giao
Sau 24 tiếng lớp phủ chống thấm sẽ khô ráo và đóng rắn. Bạn có thể tiến hành bơm nước ngân và kiểm tra được chất lượng bề mặt sau khi thi công. Kiểm tra độ sáng bóng và độ chịu lực của bề mặt và tiến hành bàn giao.
Lưu ý: Đối với trường hợp khe nứt tường nhỏ hoặc khe thấm dột chưa ở mức nghiêm trọng. có thể lựa chọn keo nhựa Epoxy chống thấm để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thi công.
Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất về giá thi công sơn Epoxy chống thấm, quý khách hàng có thể để lại thông tin hoặc liên hệ qua HOTLINE 0981.473.638. Website: www.sonsanepoxy.vn
Epoxy Tín Phát rất hân hạnh được phục vụ.