Tìm hiểu về sơn epoxy 2 thành phần là gì?
Sơn epoxy 2 thành phần được xem là sản phẩm phổ biến, được sử dụng nhiều ở trong các nhà xưởng công nghiệp hiện nay. Vậy sơn epoxy 2 thành phần là gì, nó cơ ưu điểm và nhược điểm gì trong quá trình thi công, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé. Sơn epoxy 1 thành phần là gì?
Khái niệm sơn epoxy 2 thành phần là gì?
Sơn epoxy 2 thành phần là một dòng sơn cao cấp chuyên dùng cho nhà xưởng và một số lĩnh vực khác. Bao gồm hai thành phần chính là phần sơn và phần đóng rắn đã được sản xuất và đóng gói theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Khi đưa vào quá trình sử dụng chúng ta chỉ cần trộn các thành phần này lại với nhau.
Thành phần sơn là thành phần chính của sơn epoxy có tác dung che lấp khuyết điểm, trong sơn này chứa nhiều hạt màu để tạo nên tính thẩm mỹ và độ bóng sáng cho nền sau thi công.
• Mời quý khách tham khảo Quy trình thi công sơn epoxy mới nhất 2023
Phần đóng rắn có tác dụng làm đóng rắn khi trộn 2 thành phần của sơn lại, giúp tăng khả năng chống chịu các lực từ bên ngoài.
Ưu nhược điểm của sơn epoxy
Ưu điểm của sơn epoxy 2 thành phần
Sơn epoxy có khả năng chịu kiềm và hóa chất rất tốt, đặc biệt là khả năng chịu kiềm.
Có tính bền cao, chịu và chạm cơ khí lớn, có khả năng chịu được tải trọng và mài mòn tốt.
Chiu được nhiệt độ lên đến 120 độ C
Do hàng lương chất rắn cao, hàng lượng VOCs thấp nên ít gây ra những ảnh hưởng xấu tới môi trường và con người sử dụng.
Nhược điểm của sơn Epoxy 2 thành phần
Bên cạnh những ưu điểm trên thì sơn epoxy 2 thành phần cũng có những mặt hạn chế, vậy nhược điểm của sơn epoxy 2 thành phần là gì?
Bị phân hóa dưới ánh sáng mặt trời, khả năng UV kém. Dù là sản phẩm cao cấp nhưng khi gặp trực tiếp ánh nắng mặt trời, sau thời gian 6 tháng thì màng sơn sẽ thành bụi trắng như bột, hiện tượng này xảy ra phổ biến ở tất cả các dòng sơn.
Quá trình đóng cứng và áp dụng thì phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ
Vì là sơn 2 thành phần nên tỷ lệ trộn phải đúng, nếu như không trộn đúng sẽ rất cứng. Ngoài ra còn phải sử dụng thêm dung môi pha loãng vì thế sẽ rất mất thời gian thi công và hoàn thiện.
Có thể gây ra dị ứng, mùi khó chịu dễ dẫn tới đau đầu.
Đòi hỏi phải có sự hiểu biết để thi công và sử dụng sơn epoxy 2 thành phần một cách chính xác.
• Tham khảo giá sơn epoxy mới nhất 2023
Tác dụng của sơn epoxy 2 thành phần
Mỗi loại sơn 2 thành phần đều có tác dụng và tính chất riêng. Vậy ứng dụng phổ biến của sơn epoxy 2 thành phần trong công nghiệp là gì?
Sơn epoxy 2 thành phần được ứng dụng phổ biến ở hai bề mặt đó là bê tông và bề mặt kim loại.
Đối với bề mặt kim loại: Sơn epoxy có thể bám chặt trên kim loại mạ kẽm và sắt thép thông thường. Có thể dùng trong nhà hoặc ngoài ở môi trường đặc biệt thường xuyên tiếp xúc với dầu mở, nước, axit hóa chất ăn mòn cao… Có khả năng bảo vệ rất cao bền màu đẹp tươi sáng.
Đối với bề mặt bê tông: Có 2 loại đó là sơn Epoxy hệ lăn và Epoxy hệ tự san. Tùy vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư mà có thể lựa chọn loại sơn Epoxy phù hợp. Bên cạnh đó thì sơn Epoxy còn tích hợp tính năng chống trơn trượt cho bề mặt sàn khi thi công sơn Epoxy với một số loại cát thạch anh.
Bài viết trên đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn về sơn epoxy 2 thành phần, giúp bạn hiểu thêm về sơn epoxy 2 thành phần là gì, ưu điểm và nhược điểm như thế nào để trong quá trình sử dụng có những lưu ý để sử dụng sơn hiệu quả nhất.
+ Sơn Epoxy là gì ? và những yêu cầu kỹ thuật của Sơn Epoxy Tín Phát
+ Sơn epoxy Tín Phát – Nhà thầu uy tín số 1 Hà Nội