Quy trình thi công sơn epoxy chống thấm chất lượng đúng kỹ thuật
Mưa nhiều, thấm dột là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự xuống cấp các công trình nhà ở, trần, sàn nhà xưởng, hồ cá … ở nước ta. Sơn Epoxy chống thấm là một giải pháp tiết kiệm giúp chống thấm hiệu quả và đem lại tính thẩm mỹ cho công trình. Cùng Tín Phát tìm hiểu kỹ hơn về quy trình thi công sơn Epoxy chống thấm nhé!
1. Sơn Epoxy chống thấm là gì?
Khái niệm
Sơn epoxy chống thấm là hợp chất có khả năng tạo màng với thành phần chính là polyurethane resin, một hợp chất có gốc nhựa composite. Chúng có khả năng kháng nước, chống thấm và bám dính cao trên nhiều bề mặt.
Sơn Epoxy chống thấm bao gồm 2 phần chính là:
+ Phần A (Phần nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi)
+ Phần B (chất đóng rắn)
Hai thành phần sau khi kết hợp với nhau tạo nên một lớp phủ epoxy có khả năng kháng nước hiệu quả
Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong các công trình công nghiệp, mặt trần, hầm gửi xe, sàn nhà xưởng, bể bơi, … giúp ngăn ngừa nấm mốc, chống thấm và tăng tuổi thọ của công trình.
Tìm hiểu về sơn chống thấm
Ưu điểm
Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi tại các công trình hiện nay bởi nhiều ưu điểm nổi trội:
– Độ bám dính cao.
– Khả năng chống thấm, chống axit, chống gỉ sét tốt.
– Có độ bám dính cao, bền màu, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
– Bề mặt nhẵn, bóng, dễ lau chùi, tẩy rửa.
– Màu sắc đa dạng: xanh, xanh dương, vàng, xanh rêu, đỏ, cam,,…
– Thân thiện với môi trường
Khả năng chống thấm nước, chịu được mọi tác nhân gây hại của thời tiết
2. Các bước tiến hành thi công sơn epoxy chống thấm
Cùng Tín Phát tìm hiểu kỹ thuật sơn epoxy chống thấm thực tế bao gồm các bước như thế nào? Được thực hiện ra sao ngay bây giờ nhé!
Bước 1: Thi công sơn Epoxy chống thấm cần xử lý bề mặt thi công
Trước tiên, để lớp sơn epoxy bám dính tốt, bề mặt thi công cần được mài để tạo độ nhám. Với mặt sàn/ tường có diện tích nhỏ, công nhân có thể sử dụng giấy nhám mài thủ công. Tuy nhiên, với các bề mặt lớn từ 500m2 trở lên, người ta sẽ dùng đến máy mài công nghiệp để thực hiện bước này.
Sau khi bề mặt được mài nhám, công nhân sẽ tiến hành xử lý các vết lồi, lõm còn sót lại. Phần mặt bằng thi công có vết nứt gãy sẽ được mài mở rộng. Cuối cùng là sử dụng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch bề mặt kỹ hơn.
chuẩn bị xử lí bề mặt
Bước 2: Thi công sơn lót
Dùng máy trộn khuấy đều thành phần A, đổ từ từ thành phần B của sơn vào tiếp tục khuấy đều để có được hỗn hợp sơn Epoxy đạt chuẩn. Dùng ru lô lăn hỗn hợp sơn lót epoxy đều khắp mặt sàn, che phủ các vết rạn nứt, khuyết điểm trên bề mặt thi công.
Bước này sẽ giúp bề mặt thi công sơn epoxy chống thấm khi hoàn thành có khả năng bám dính chặt chẽ hơn, tăng độ bền cho công trình.
Thi công Sơn lót để khả năng bám dính sơn tốt hơn
Bước 3: Thi công sơn Epoxy chống thấm cát che phủ khuyết điểm
Công nhân tiến hành kiểm tra bề mặt thi công xem có khe hở, vết nứt nào không. Tiến hành dùng lớp vữa epoxy chuyên dụng để lấp đầy các khuyết điểm này. Dùng máy mài để loại bỏ nốt những vị trí mặt sàn/tường bị lồi ra.
Làm sạch lại bề mặt để chuẩn bị đến bước sơn phủ tiếp theo.
Bước 4: Sơn phủ Epoxy chống thấm lần 1
Trộn đều hỗn hợp sơn Epoxy theo đúng kỹ thuật để đảm bảo lớp sơn đồng nhất và có chất lượng tốt.
Dùng ru lô lăn hỗn hợp sơn phủ kín bề mặt thi công. Đợi lớp sơn khô sau 24 giờ để tiến hành thi công lớp thứ hai.
Bước 5: Thi công lớp sơn Epoxy thứ 2
Đây là bước cuối cùng quyết định tính thẩm mỹ cho công trình. Tiến hành thi công tương tự như lần 1. Chú ý phủ sơn đều, tránh loang lổ, chú ý phủ kín các góc khuất và khe nối trên bề mặt.
Thi công lớp sơn Epoxy thứ 2
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau từ 1 – 2 ngày kể từ khi hoàn thiện, chủ đầu tư có thể kiểm tra bề mặt chống thấm bằng cách xả ngập nước lên bề mặt. Bề mặt sơn epoxy chống thấm đạt chuẩn sẽ không bị rò rỉ và thấm nước, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Sau ít nhất 7 ngày từ khi hoàn thiện, công trình sơn epoxy chống thấm có thể đưa vào sử dụng ngay.
3. Giá thi công sơn Epoxy chống thấm trên thị trường
Giá thi công sơn chống thấm Epoxy hiện nay dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tùy thuộc vào các yếu tố khác như:
– Loại sơn Epoxy sử dụng (với bề mặt cần phủ sơn epoxy lớp mỏng bằng ru lô sẽ có giá thành rẻ hơn bề mặt phủ sơn epoxy dày bằng sơn epoxy tự san phẳng)
– Diện tích thi công
– Khối lượng sơn cần dùng trên mỗi m2
– Khối lượng sơn cát cần dùng.
– Thương hiệu sơn epoxy mà khách hàng lựa chọn.
– Các lĩnh vực hoạt động khác nhau cũng sẽ có yêu cầu bề mặt sơn dày – mỏng khác nhau. Từ đó ảnh hưởng đến giá thi công sơn epoxy chống thấm.
Dựa trên thực tế, đơn vị thi công sẽ đánh giá và đưa ra báo giá chính xác nhất cho khách hàng. Để có được mức giá chính xác nhất, mời bạn liên hệ với Tín Phát để được chuyên gia tư vấn
miễn phí.
Cập nhập bảng giá thi công sơn Epoxy chống thấm trên thị trường
4. Đơn vị cung cấp dịch vụ sơn Epoxy chống thấm uy tín
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công sơn epoxy, đặc biệt là sơn epoxy chống thấm, Tín Phát tự tin đem đến cho quý khách:
– Chất lượng dịch vụ tốt nhất
– Mức giá cạnh tranh trên thị trường.
– Đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
– Bảo hành sơn epoxy chống thấm uy tín.
Tín Phát đơn vị thi công uy tín nhất hiện nay
Trên đây là những thông tin về sơn epoxy chống thấm và cách thi công sơn Epoxy chống thấm chuẩn kỹ thuật từ Tín Phát. Rất mong bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích qua bài viết!
Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp vui lòng liên hệ với công ty qua hotline để được hỗ trợ trực tiếp 24/7
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy