Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sơn chống thấm trong nhà hiệu quả
Sơn chống thấm là vật liệu không thể thiếu trong thi công, xây dựng. Ngoài sơn chống thấm ngoài trời, thì khu vực trong nhà cũng là nơi cần được chống thấm để đảm bảo độ bền cũng như chất lượng của công trình. Vậy sử dụng sơn chống thấm trong nhà như thế nào để bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi ẩm mốc hiệu quả? Hãy cùng Tín Phát tìm hiểu về loại sơn này qua bài viết dưới đây nhé.
Thế nào là sơn chống thấm trong nhà?
Sơn chống thấm trong nhà có tác dụng bảo vệ ngôi nhà trước hiện tượng thấm dột trên bề mặt tường, trần nhà,… Sử dụng sơn chống thấm là giải pháp hiệu quả để công trình luôn mới đẹp, sạch sẽ và kéo dài thời gian sử dụng hơn. Các loại sơn chống thấm trong nhà có nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật như chống nấm mốc, chống kiềm, chống nắng,…
Chống thấm trong nhà sẽ thấm vào sâu bên trong bề mặt lớp vữa, bê tông. Giúp bít các lỗ trống, vết nứt và kẽ nước hiệu quả nhất. Trong sơn chống thấm gồm các hợp chất hóa học chứa gốc kỵ nước tạo nên bề mặt phủ vững chắc và có độ bền cao theo thời gian. Chính vì thế mà chống thấm đem lại hiệu quả rất cao trong việc ngăn chặn thấm dột và tăng tuổi thọ cho công trình. Đồng thời cũng góp phần hạn chế xảy ra tình trạng thấm nước, rêu mốc và kiềm hóa bề mặt khi chịu tác động của bên ngoài.
Khi nào nên sử dụng sơn chống thấm trong nhà?
- Có nhiều nơi trong nhà thường tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, hệ thống ống nước,… Nếu như không chống thấm cho những khu vực này thì sẽ khiến cho nước xâm nhập vào bề mặt và phá vỡ cấu trúc cũng như kết cấu ngôi nhà. Từ đó khiến cho nhà ở nhanh xuống cấp, hư hại.
- Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa với đặc trưng là thời tiết nồm và có độ ẩm cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nấm mốc dễ dàng phát triển và làm cho nước đọng trên tường. Lúc này, việc sử dụng chống thấm trong nhà là giải pháp tối ưu để bảo vệ tường tránh khỏi những tác động từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Các công trình đã xây thì cần được xử lý bề mặt ẩm mốc một cách triệt để, sau đó vệ sinh sạch sẽ tường, để tường khô thoáng rồi mới tiến hành sơn lại.
- Những công trình mới nên thực hiện chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ ngôi nhà hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho công trình, vừa tránh phải xử lý các hậu quả thấm dột, ẩm mốc sau này.
Kinh nghiệm tiến hành thi công sơn chống thấm trong nhà
Chuẩn bị bề mặt chống thấm tường nhà, trần nhà
Trước khi thi công chống thấm, bạn cần đảm bảo tường nhà và trần nhà phải thật sạch và khô. Nếu như các khu vực này xuất hiện nấm mốc và có vết bẩn thì phải cạo lớp sơn cũ và các tảng mốc đi. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho bề mặt tường trở nên mịn và sạch sẽ.
Ngoài ra, các khu vực được sơn nên mài nhẵn và phẳng để lớp sơn chống thấm có thể bám dính tốt trên tường và phát huy hiệu quả cao hơn. Trong trường hợp tường quá khô hoặc nứt nẻ thì cần làm ẩm bằng nước sạch.
Vật tư chống thấm
Chỉ nên dùng bột bả matit khi cần thiết, đặc biệt là chỉ sơn một lớp thật mỏng. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm cho tường nhanh xuống cấp và khiến cho quá trình chống thấm không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó bạn cũng nên lựa chọn bột bả có chất lượng tốt và giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế.
Khi mua sơn chống thấm cần tìm hiểu và chọn mua tại các đơn vị hoặc đại lý uy tín, tránh sử dụng các loại sơn kém chất lượng. Bạn có thể tham khảo một số dòng chống thấm tốt hiện nay trên thị trường như sơn Dulux, Kova,…
Đảm bảo quy trình lăn sơn tiêu chuẩn
Mỗi lớp sơn sẽ sử dụng lượng sơn từ 2 – 2.5m2/kg. Tuy nhiên số liệu này có thể chênh lệch tùy vào độ dày của sơn chống thấm. Tốt nhất bạn nên lăn ít nhất 2 lớp sơn lót mỏng để bề mặt sơn có độ đều màu hơn. Khi đó thì sẽ không cần sử dụng thêm nhiều lớp sơn bên ngoài nữa.
Nên thi công chống thấm trong nhà vào mùa hè. Vì lúc này thời tiết có nắng và thời gian khô sẽ nhanh hơn. Từ đó sẽ giúp sơn bám chắc trên tường và trần nhà hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm thi công và những đặc điểm cơ bản của sơn epoxy chống thấm mà Tín Phát muốn chia sẻ tới bạn. Nếu còn thắc mắc nào chưa rõ trong bài viết, hãy liên hệ ngay với Tín Phát qua HOTLINE 0981.473.638 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy