Sơn sàn Epoxy có tốt không? Đánh giá các loại sơn sàn Epoxy
Các sản phẩm sơn sàn đặc biệt là sơn sàn Epoxy hiện nay đang được rất nhiều người dùng quan tâm. Có 3 loại sơn phủ được đánh giá cao và sử dụng phổ biến chính là: sơn epoxy gốc nước, sơn gốc dầu và sơn epoxy tự san phẳng. Hôm nay, Tín Phát sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ưu nhược điểm của các loại sơn sàn Epoxy này nhé!
Sơn sàn Epoxy gốc dầu
Loại sơn phủ epoxy gốc dầu hay còn được gọi với cái tên sơn epoxy dung môi dầu. Đây một là sản phẩm được chế tạo từ thành phần Epoxy sử dụng dầu làm dung môi. Sản phẩm này chuyên dùng cho nền sàn bê tông của các xưởng tiền chế, xí nghiệp hay nhà máy công nghiệp, tầng hầm, nhà để xe,… Đặc biệt loại sơn Epoxy này còn được tin tưởng dùng cho các công trình kết cấu sắt thép, đóng tàu,…
Sơn chuyên dụng cho các nền nhà xưởng, nhà máy
Ưu điểm của sơn sàn gốc dầu
Khả năng chống bám bụi cực tốt: một trong những ưu điểm chính của loại sơn epoxy gốc dầu là tính năng chống bám bụi, vi khuẩn, giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn. Điều này đảm bảo được tiêu chuẩn đặt ra của các nhà xưởng theo quy định và nhất là tiêu chuẩn 5S.
Thời gian thi công nhanh: các nhà xưởng thường có diện tích sàn rất lớn do đó cần lựa chọn những yếu tố giúp rút ngắn thời gian sơn càng nhiều càng tốt. Thực hiện đúng theo quy trình sơn lót, sau đó phủ 2 lớp Epoxy.
Giá thành sơn sàn Epoxy hợp lý: Là loại sơn Epoxy đầu tiên xuất hiện trên thị trường, các sản phẩm sơn Epoxy gốc dầu được sử dụng tương đối phổ biến và giá thành hợp lý nhất. Tuổi thọ của bề mặt thi công sơn Epoxy tự 5-10 năm nên cũng tiết kiệm rất nhiều chi phí thi công, bảo dưỡng và sửa chữa.
Khả năng chống bám bụi, chống trơn trượt hoàn hảo
Độ thẩm mỹ cho công trình cao: sơn epoxy gốc dầu sở hữu màu sắc đa dạng cùng với đặc điểm độ bóng cao. Mang đến nhiều lựa chọn và phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
Với những ưu điểm này Tín Phát đánh giá hiện nay các sản phẩm sơn Epoxy gốc dầu vẫn được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Nhược điểm của sơn gốc dầu
Mùi sơn sau khi thi công: Sử dụng dầu là dung môi chính nên các sản phẩm sơn Epoxy gốc dầu sau khi thi công sẽ bốc hơn và tạo ra thành phần bay hơi độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy các khí độc này sẽ biến mất sau 7-10 ngày thi công nhưng đây cũng là một nhược điểm lớn.
Yêu cầu cao về độ ẩm thi công: độ ẩm của loại sơn epoxy gốc dầu ở khoảng chỉ từ 5 – 8%. Những khu vực có độ ẩm quá cao >10% đều không thể thi công và phải sơn 1 lớp lót chống thấm.
Nhược điểm của sơn gốc dầu là không dễ để tự thi công
Sơn sàn Epoxy gốc nước
Ra đời sau các sản phẩm sơn gốc dầu, sơn sàn Epoxy gốc nước có nhiều ưu việt hơn hẳn. Đây là loại sơn sử dụng nước làm dung môi hòa tan. Chúng có thể sử dụng làm sơn phủ trên các bề mặt sàn bê tông, tường, kim loại…. Để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất hiện nay người ta thường áp dụng quy trình sơn lót và sơn phủ để đảm bảo chất lượng thi công.
Ưu điểm của sơn sàn gốc nước
Epoxy gốc nước là một lựa chọn phù hợp để sử dụng vào các khu vực và bề mặt sàn có yêu cầu vệ sinh cao, bao gồm như: khu chế xuất, nhà máy dược phẩm, thực phẩm, đồ ăn, khu vực chế biến thực phẩm, phòng y tế, hay phòng bếp, bệnh viện,…
Hàm lượng VOCs thấp, không tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.
Sơn hoạt động tốt cả trong môi trường có độ ẩm cao, bề mặt thi công sơn sàn Epoxy có tuổi thọ cao hơn hẳn những dòng sơn thông thường, khả năng thẩm thấu tốt, đem lại bề mặt láng, mịn.
Sơn Epoxy gốc nước thường sử dụng cho các khu vực yêu cầu vệ sinh cao
Nhược điểm của sơn sàn gốc nước
Song song với những ưu điểm kể trên, các loại sơn sàn gốc nước này cũng có một số những nhược điểm tồn tại. Có thể kể đến như:
Giá thành sơn sàn epoxy gốc nước cao hơn sơn gốc dầu khoảng 20 – 30%, chính vì vậy các chủ thầu và chủ đầu tư phải tính toán thật kỹ để không bị thừa quá nhiều lượng sơn.
Độ bóng mờ: Không giống với sơn sàn Epoxy gốc dầu, sơn gốc nước chỉ tạo nên một bề mặt phủ bóng mờ, độ thẩm mỹ không cao.
Nhược điểm của sơn sàn gốc nước
Sơn sàn Epoxy tự san phẳng
Được biết đến là dòng sơn không dung môi, các sản phẩm sơn sàn tự san phẳng là một bước tiến mới cho ngành công nghiệp xây dựng. Loại sơn epoxy này chỉ thích hợp để dùng riêng cho bề mặt phẳng, ít nghiêng và không tương thích với những bề mặt đứng. Bởi nguyên tắc hoạt động của các loại sơn này là khả năng tự cân bằng bề mặt. Độ dày của màng sơn có thể điều chỉnh theo ý muốn nhưng mức tối thiểu là 1mm.
Ưu điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
Che lấp toàn bộ khuyết điểm trên mặt nền: Dòng sơn sàn này hoạt động theo cơ chế tự cân bằng nên có thể tràn đều và che lấp những khuyết điểm nứt, rỗ của sàn. Bạn sẽ có được một bề mặt sàn liền mạch, bằng phẳng và độ sáng bóng cao.
Với đặc điểm thi công nhanh, dễ dàng, sơn Epoxy phù hợp sử dụng cho tầng hầm, bãi đậu xe của các tòa nhà, kho chuyên dụng,…
Bề mặt sau khi được thi công sáng bóng và bằng phẳng, không cần sơn phủ, có khả năng chịu được tải trọng lên đến 10 tấn.
Do là loại sơn sàn không dùng dung môi pha loãng nên thành phần sơn cũng thân thiện với môi trường hạn chế sinh mùi khó chịu. Điều này an toàn hơn cho cả người thi công và người sử dụng.
Hạn chế được những tác nhân từ bên ngoài: độ ẩm, nhiệt độ, các loại dung môi, hóa chất,… Đồng thời, sơn Epoxy tự san phẳng cũng hạn chế vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nên việc vệ sinh, làm sạch cũng dễ dàng hơn.
Khả năng chịu trọng tải cao, nâng cao tuổi thọ cho công trình
Nhược điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
Pha trộn sơn sao đều tay để vì sơn dễ đóng rắn, vón cục mất thẩm mỹ.
Sơn dễ thi công, không tốn nhân lực nhưng đòi hỏi nhân viên thi công có trình độ kỹ thuật cao vì diện tích rộng, phức tạp, phải lường trước và kiểm soát được những vấn đề có thể xảy ra vì sơn sàn Epoxy chính hãng thi công lại sẽ rất tốn kém.
Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất, quý khách hàng có thể để lại thông tin hoặc liên hệ qua HOTLINE 0981.473.638. Website: www.sonsanepoxy.vn
Epoxy Tín Phát rất hân hạnh được phục vụ.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy