Sơn lót Epoxy có thực sự tốt? Hướng dẫn thi công sơn lót Epoxy
Sơn lót epoxy là một lớp trung gian kết nối sơn phủ với bề mặt. Chất lượng của sơn lót phụ thuộc vào chất sơn và quy trình xử lý bề mặt trước khi thi công. Vậy thế nào là xử lý bề mặt tối ưu? Thi công sơn Epoxy thế nào cho đúng tiêu chuẩn? Mời các bạn cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Tín Phát.
Sơn lót epoxy và công dụng chính
Sơn lót bề mặt Epoxy
Đây là một phần quan trọng trong của quá trình sơn bề mặt. Để thi công được lớp sơn phủ bền đẹp với thời gian thì trước hết lớp sơn lót phải đảm bảo thi công đúng kỹ thuật. Sơn lót là phần sơn trung gian giúp kết nối giữa lớp sơn phủ bên ngoài với bề mặt tường, sàn nhà. Cấu tạo của sơn lót gồm 2 thành phần chính đó là đóng rắn bằng polyamide/ amine. Loại sơn này thường có khả năng tương thích cao với đa số những loại sơn cao cấp. Bộ đôi này được sử dụng chủ yếu cho hệ thống nhà xưởng công nghiệp, thiết bị bồn chưa hóa chất, tàu biển…
Công dụng sơn lót Epoxy
Nhờ vào độ bám dính cao, tăng độ bền màu cho lớp sơn phủ epoxy, nên lớp sơn lót có ý nghĩa bảo vệ và nâng cao tuổi thọ công trình.
Có khả năng bảo vệ và hạn chế các hiện tượng gỉ sét trên kim loại, sắt thép hay các chi tiết.
Chống lại khả năng ăn mòn từ hóa chất: axit, nước biển,… sử dụng nhiều cho các công trình sơn tàu, thuyền,…
Tạo ra độ bằng phẳng cho sàn bê tông, hỗ trợ cho lớp sơn phủ Epoxy 2 thành phần để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Sơn lót epoxy chính hãng thông thường chủ yếu có màu đỏ, nâu đỏ hoặc các màu ghi tuy nhiên có rất nhiều hãng sơn sử dụng lớp sơn lót như một lớp phủ ngoài. Do đó hiện nay, các loại sơn lót cũng đa dạng hơn về lựa chọn màu sắc.
Thi công sơn lót epoxy mới nhất 2023
Để thi công được sơn lót Epoxy tiêu chuẩn bạn cần lưu ý thực hiện đúng các bước trong quy trình để đảm bảo cho chất lượng và tuổi thọ công trình.
Bước 1: Đánh giá và xử lý bề mặt cần thi công
Đối với bề mặt bê tông mới: cần phải đảm bảo tường bê tông không bị thấm ẩm ngược. Sau đó bạn phải để đóng rắn cho bê tông và khô lại khoảng 3 – 4 tuần rồi mới thi công. Tiếp theo, bạn cần phải làm sạch bề mặt bằng máy hút chuyên dụng để không còn bụi bẩn, dầu mỡ. Đặc biệt độ ẩm dưới 14% là đạt tiêu chuẩn thi công.
Đối với bề mặt bê tông cũ: cần loại bỏ lớp sơn lót cũ bằng việc dùng các loại máy mài, chà nhám để làm tăng độ bám dính cho các lớp sơn lót epoxy mới. Sau đó các bạn cần phải làm sạch bề mặt khỏi dầu mỡ bằng dung môi chuyên dụng và đợi khô hoàn toàn.
Đối với bề mặt thép: cần phải hoàn thiện việc làm sạch bề mặt với máy mài kim loại, thổi hạt bụi bằng loại dung môi phù hợp.
Bước 2 Tiến hành pha sơn lót Epoxy
Khuấy đều hai thành phần A rồi từ từ đổ phần B vào thùng theo tỷ lệ 4A:1B. Khuấy đều 3 phút nữa cho tới khi hỗn hợp được đồng nhất. Rồi mới tiến hành sơn epoxy lên bề mặt. Lưu ý hỗn hợp đã được pha chế phải sử dụng trong vòng 7 giờ ở nhiệt độ 23 độ C. Sử dụng phần sơn lót epoxy đóng vai trò quan trọng trong quá trình thi công cho các bề mặt khác nhau.
Bước 3: Chuẩn bị thi công sơn lót Epoxy
Chuẩn bị dụng cụ: cọ quét sơn, con lăn rulo, súng phun sơn. Riêng đối với súng phụ sơn: phải có áp suất phun: 300 – 350 KPa. Phun với bề mặt vật liệu khoảng 30 – 40 cm.
Khi thi công cần đi chuyển súng phun song song với bề mặt đều.
Đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ môi trường ≤ 35 ° C
Độ ẩm ≤ 85 ° C
Bước 4: Thi công sơn lót Epoxy
Tiến hành phủ 1 đến 2 lớp lót bằng hỗ phải đều bề mặt vật liệu, không được để tình trạng thiếu sơn hoặc sơn không đều trên bề mặt. Thời gian tối thiểu để thi công lớp sơn lót thứ 2 là khoảng 2 giờ tính từ khi thi công lớp sơn thứ 1 được hoàn thiện.
Chiều dày của lớp lót Epoxy khi ướt : 100 – 120 µm
Chiều dày của lớp lót Epoxy khi khô : 60 – 70 µm
Bước 5: Thi công sơn phủ bề mặt
Thời gian chờ lớp lót khô ở trên bề mặt vào khoảng 2 giờ. Sau đó, sơn phủ 1-2 lớp theo yêu cầu của công trình. Nên sử dụng súng phun để bề mặt thi công được đẹp nhất, sử dụng tiết kiệm. Nếu chỉ sử dụng phủ bề mặt mỗi lớp sơn lót, Tín Phát khuyến cáo chỉ sử dụng cho các công trình trong nhà, ít tiếp xúc nhiều môi trường và các tác động bên ngoài để giữ được chất lượng tốt nhất cho công trình.
Bước 6: Rửa dụng cụ với dung môi
Các dụng cụ thi công sơn cần phải được làm sạch trong 2 tiếng sau thi công.
Cầu lưu ý: Không tác dụng ngoại lực khi lớp sơn chưa được 8-10 tiếng.
Các công đoạn thi công sơn lót Epoxy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Các bạn nên tìm đến với các đơn vị thi công sơn uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất.
Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất để mua sơn lót Epoxy chính hãng, quý khách hàng có thể để lại thông tin hoặc liên hệ qua HOTLINE 0981.473.638. Website: www.sonsanepoxy.vn
Epoxy Tín Phát sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy