Tư vấn thi công sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm
- Tư vấn thi công sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm
- 1. Vai trò của sơn nền epoxy với nhà máy chế biến thực phẩm
- 2. Lý do nhà máy chế biến thực phẩm dùng sơn epoxy thay vì nền gạch?
- 2.1. Nền gạch có nhiều nhược điểm
- 2.2. Sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm chống chịu được tác động của hóa chất
- 2.3. sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm dễ vệ sinh, có khả năng kháng khuẩn tuyệt đối
- 2.4. Sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm khả năng chịu lực tốt
- 2.5. Hạn chế vấn đề sốc nhiệt của bề mặt sàn
- 3. Tiêu chuẩn thi công sơn epoxy cho nhà máy thực phẩm
- 4. Quy trình thi công sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm
- 5. Giá dịch vụ thi công sơn epoxy xưởng chế biến thực phẩm
Tư vấn thi công sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm
Sơn Epoxy là loại vật liệu lý tưởng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà một nhà máy sản xuất thực phẩm cần có. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm thì tuyệt đối đừng bỏ qua những tư vấn hữu ích sau đây mà chúng tôi mang đến!
1. Vai trò của sơn nền epoxy với nhà máy chế biến thực phẩm
Thực phẩm là mặt hàng tiêu dùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì thế mà lĩnh vực chế biến, sản xuất thực phẩm đòi hỏi rất cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài vấn đề đảm bảo quy trình chế biến, hệ thống sản xuất, chất lượng sản phẩm, môi trường,… nhà máy chế biến thực phẩm cũng rất khắt khe về vấn đề an toàn vệ sinh.
Không giống với những mặt hàng trong lĩnh vực khác như sản xuất linh kiện điện tử, nhà xưởng công nghiệp, mặt hàng thực phẩm dễ bị hư hỏng và thời gian sử dụng cũng ngắn.
Nếu không được đảm bảo về vấn đề vệ sinh tại khu vực sản xuất, bảo quản sẽ khiến vi sinh vật, vi khuẩn phát triển, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Cho nên môi trường làm việc của các máy chế biến thực phẩm, đặc biệt là khu vực sàn nhà yêu cầu đặc biệt cao về độ sạch sẽ nhằm để ngăn chặn sự sinh sôi của nấm mốc, vi khuẩn.
2. Lý do nhà máy chế biến thực phẩm dùng sơn epoxy thay vì nền gạch?
2.1. Nền gạch có nhiều nhược điểm
Sàn nhà máy chế biến thực phẩm gần như sẽ phải hoạt động liên tục trong 24/24 dưới sự tác động của nước, chất tẩy, cũng như công nhân di chuyển liên tục, vì thế nếu như dùng gạch lát nền cho các nhà máy chế biến thực phẩm sẽ có rất nhiều nhược điểm như:
- Nền gạch không được bằng phẳng, từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng bị đọng nước
- Dễ gây ra tình trạng bị trơn trượt trong quá trình di chuyển
- Cách mạch vữa dễ bị ngấm nước gây ra hiện tượng đọng nước, phồng rộp
- Khả năng chịu lực, cũng như va đập của sàn gạch lát rất kém.
- Sau một thời gian sử dụng sẽ làm phát sinh các vấn đề như bong tróc, ẩm ướt hay bị rêu mốc
- Khi thực hiện sửa chữa khá bất tiện và mất nhiều thời gian.
2.2. Sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm chống chịu được tác động của hóa chất
Trong quá trình sản xuất, nhà máy thực phẩm thường dùng một số hóa chất để làm sạch, khử trùng khu vực sản xuất để nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Nhờ khả năng kháng hóa chất hiệu quả giúp cho sơn sàn epoxy có thể chống lại được sự ăn mòn của những hóa chất này.
Lớp phủ epoxy trên sàn giúp tạo nên một hàng rào bảo vệ nhằm chống lại sự phá hủy sàn gây ra bởi hóa chất.
2.3. sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm dễ vệ sinh, có khả năng kháng khuẩn tuyệt đối
Sàn nhà máy thực phẩm không thể tránh khỏi tình trạng bám bẩn từ các chất dầu mỡ, sữa, đường,… Đây là những chất dẫn đến sự phát triển của các loài vi sinh vật, cũng như dẫn đến việc lây lan vi khuẩn trong bê tông.
Vậy nên việc giữ cho tất cả các khu vực của ngành công nghiệp này được sạch sẽ, bao gồm cả sàn nhà, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp.
Việc dùng sơn sàn epoxy có thể dễ dàng khắc phục được vấn đề này. Bởi loại sơn sàn này có tính năng kháng khuẩn, tạo bề mặt bóng mịn, giúp cho người dùng có thể tiến hành vệ sinh một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không phải tốn quá nhiều công sức. Bạn có thể dùng khăn ướt là đã có thể vệ sinh sạch sẽ trên bề mặt sàn.
2.4. Sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm khả năng chịu lực tốt
Ngoài các loại máy móc cố định ở trong nhà máy thì bề mặt sàn còn chịu tác động của các loại xe đẩy, xe nâng. Đặc biệt là ở những khu vực đóng gói, xuất nhập hàng hóa làm cho bề mặt dễ bị mài mòn và xuống cấp hơn.
Sơn epoxy với thành phần được làm từ nhựa epoxy giúp cho sơn có được độ uốn cao, cùng với đó là khả năng chịu lực tốt. Điều này giúp cho bề mặt sàn có thể hạn chế tối đa các tác động mỗi khi xảy ra các va chạm mạnh.
2.5. Hạn chế vấn đề sốc nhiệt của bề mặt sàn
Sốc nhiệt là vấn đề thường gặp khi sàn của các cơ sở chế biến thực phẩm thường dùng nước nóng hay hơi nước nóng nhằm loại bỏ vết dầu mỡ, vết máu hay những chất bẩn hóa học khác.
Việc nhiệt độ bị thay đổi một cách nhanh chóng là lý do khiến cho bề mặt sàn dễ xảy ra giãn nở hoặc co lại. Nếu như vật liệu sử dụng để lát sàn không có đủ khả năng chống chống sốc nhiệt thì sau một thời gian cấu trúc lớp phủ sàn sẽ bắt đầu hỏng, từ đó làm nứt, tách mặt sàn khiến cho mặt sàn bị bong tróc.
3. Tiêu chuẩn thi công sơn epoxy cho nhà máy thực phẩm
Khi thực hiện thi công sơn epoxy cho nhà máy thực phẩm bạn cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản như sau:
- Bề mặt của sàn nhà cần phải có độ nhẵn nhất định với khả năng chống thấm tốt, duy trì việc thực hiện bảo dưỡng, bảo trì, cũng như thực hiện vệ sinh thường xuyên.
- Vật liệu dùng để thi công sàn cần phải đảm bảo đạt chuẩn an toàn, không gây tình trạng độc hại, đảm bảo độ bền phù hợp.
- Bề mặt sàn nhà cần phải được xây dựng cẩn thận, tỉ mỉ với những lớp sơn an toàn, không độc hại.
- Sàn nhà máy cần phải được đảm bảo các yếu tố như hệ thống thoát nước, dễ dàng vệ sinh,…
4. Quy trình thi công sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm
Quy trình thi công sơn nền epoxy cho nhà máy chế biến thực phẩm chuẩn được diễn ra với các bước như sau:
-
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Bước này có tác dụng nhằm để loại bỏ toàn bộ tạp chất cũng như dị vật ở trên sàn bằng máy mài sàn công nghiệp, máy hút bụi để tạo nhám cho bề mặt giúp cho sơn có thể dễ dàng liên kết.
-
Bước 2: thực hiện xử lý cho bề mặt sàn bê tông
Với các vấn đề trên bề mặt sàn nhà như: nứt, lồi lõm hay trũng nước cần phải được thực hiện thấm khô, bả vá, trét bởi keo epoxy 2 thành phần.
-
Bước 3: Thi công lớp sơn lót cho sàn
Dùng máy khuấy để trộn đều 2 thành phần A và B theo tỉ lệ quy định. Tiếp đó đổ ra sàn nhà thi công nhằm tạo liên kết trung gian giữa sàn với lớp sơn epoxy giúp làm tăng thêm độ cứng cho bề mặt.
-
Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy với độ dày 2mm – 3mm
Trộn đều 2 thành phần của sơn epoxy với nhau, sau đó dùng bàn cán để nhằm cán đều sơn ra bề mặt sàn với định mức là 2,6kg/m2/2mm. Dùng lô gai để nhằm lăn phá bọt khí còn đọng lại ở trên mặt sơn. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến thẩm mỹ cũng như chất lượng của công trình.
-
Bước 5: Cuối cùng là nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau 24h thực hiện xong việc sơn sàn thì người và phương tiện nhẹ có thể di chuyển trên mặt sàn. Thời gian khô, đóng rắn hoàn toàn là sau 7 ngày.
5. Giá dịch vụ thi công sơn epoxy xưởng chế biến thực phẩm
Giá dịch vụ thi công sơn epoxy cho xưởng chế biến thực phẩm sẽ được phụ thuộc nhiều vào tiêu chuẩn mặt sàn như: khả năng chịu tải trọng, độ phẳng của mặt nền, thi công bám dốc,.. và các yêu cầu khác nhau của từng khách hàng.
Để được tư vấn cũng như giải đáp bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ sơn epoxy nhà máy chế biến thực phẩm, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Tín Phát để được hỗ trợ nhanh nhất!