Vai trò của sơn epoxy ngoài trời và các bước thi công chuẩn kỹ thuật
Sơn epoxy ngoài trời ngày càng khẳng định được ưu thế trên thị trường và được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng cho công trình của mình. Để giúp sơn phát huy tối đa ưu điểm và hiệu quả sử dụng thì việc thi công sơn epoxy ngoài trời đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng nắm vững quy trình thi công sơn epoxy ngoài trời cùng những đặc điểm cơ bản về dòng sơn này. Cùng Tín Phát tham khảo ngay nhé.
Khái quát về sơn epoxy ngoài trời
Sơn epoxy ngoài trời là sản phẩm nổi bật trong các dòng sơn epoxy. Đây là dòng sơn được ứng dụng rất phổ biến để sơn các loại sàn bê tông, sàn gỗ, bề mặt kim loại, kết cấu sắt thép, sơn nền nhà xưởng ngoài trời.
Cấu tạo chính trong sơn epoxy gồm hai thành phần A và B. Trong đó, thành phần A có chứa các hạt màu nhỏ bé kết hợp cùng dung môi, chất phụ gia. Thành phần B là các chất đóng rắn có tác dụng làm sơn đóng cứng. Sơn epoxy ngoài trời được hình thành từ hợp chất epoxy có gốc nhựa composite không chứa este và không tan trong nước. Đặc biệt là không thấm nước và có thể bám dính tốt trên mọi chất liệu và bề mặt khác nhau.
Sơn có cấu tạo chính gồm hai thành phần A và B
Bên cạnh đó, điểm nổi bật của sơn là có chứa 2 vòng benzen ở giữa trong cấu tạo phân tử. Vì vậy mà dòng sơn này có độ dai, cứng và rất bền với nhiệt. Sản phẩm có thể chịu được áp lực nước rất tốt cũng như chịu tác động từ sự thay đổi nhiệt độ thất thường tại Việt Nam.
Các loại sàn sử dụng sơn epoxy ngoài trời
Sơn epoxy ngoài trời được sử dụng phổ biến cho bề mặt sàn gỗ và sàn bê tông. Dòng sơn này không chỉ đem lại hiệu quả sử dụng cao mà còn là giải pháp trang trí hoàn hảo và mang lại giá trị về mặt kinh tế cho công trình.
Sơn epoxy cho sàn bê tông
Thay vì sử dụng gạch, sơn epoxy sẽ giúp trang trí và bảo vệ hiệu quả cho bề mặt sàn bê tông trước những tác động của thời tiết, khí hậu. Sàn bê tông cũng là khu vực thường xuyên chịu sức nặng từ các loại xe nâng, xe tải và các va chạm cơ học. Chính vì vậy, sử dụng sơn ngoài trời cho sàn bê tông là giải pháp lý tưởng vừa có tác dụng nâng cao tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo được hiệu quả chịu tải trọng cao cho bề mặt sàn khi phải chịu trọng lượng nặng hàng ngày.
Ưu điểm nổi bật của sơn epoxy là khó phai màu. Bạn có thể lau chùi dễ dàng, đơn giản mà không lo bị mất màu mà bề mặt sàn vẫn sẽ giữ được độ bền đẹp lâu dài theo thời gian.
Sơn có khả năng chịu được mọi tác động của thời tiết
Sơn epoxy ngoài trời cho sàn gỗ
Nhiều gia chủ thường thi công sàn gỗ ngoài trời để làm tăng điểm nhấn cho không gian sống. Sử dụng sơn epoxy cho bề mặt sàn gỗ góp phần tăng độ bền cho sàn mà không hề làm mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có. Ngược lại còn có thể đáp ứng các yêu cầu trang trí của khách hàng.
Hướng dẫn thi công sơn epoxy ngoài trời đạt hiệu quả
Kỹ thuật thi công sơn epoxy ngoài trời có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bề mặt sàn sau khi sơn. Để đảm bảo quy trình thi công chuẩn kỹ thuật cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xử lý kỹ bề mặt sơn ngoài trời
Để bề mặt sàn đạt các tiêu chuẩn phẳng, mịn, khô thoáng thì trước tiên cần sử dụng máy chà sàn công nghiệp để tạo bằng phẳng cho sàn và tăng độ bám dính tốt. Sau đó vệ sinh và dọn dẹp lại toàn bộ bụi bẩn bằng máy hút bụi công nghiệp. Các điểm bị lún, gãy,… phải trám trét lại và xử lý độ ẩm cho bề mặt đạt tiêu chuẩn từ 8 – 14%.
Bước 2: Sơn lót cho bề mặt sàn
Thi công sơn lót sẽ làm tăng độ mịn cho sàn và tăng khả năng bám dính cho các lớp sơn sau đó. Đồng thời sẽ ngăn chặn các loại nấm mốc, chống rỉ và tạo lớp bảo vệ hoàn hảo cho mặt sàn. Để có lớp sơn phủ bóng đẹp và đều màu thì bước thi công sơn lót càng phải được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận.
Bước 3: Thi công sơn cát
Lớp sơn cát được trộn theo tỷ lệ sử dụng cát thạch anh với kích thước chuyên dụng cùng lớp sơn lỏng. Thi công sơn cát sẽ mang lại khả năng chống thấm tuyệt vời và tăng khả năng chịu tải trọng cho bề mặt sàn.
Bước 4: Sơn bả cho bề mặt
Lớp sơn bả là hỗn hợp được tạo từ bột đá siêu mịn và sơn epoxy lỏng, có tác dụng che khuyết điểm cho bề mặt sàn. Từ đó loại bỏ các vết nứt gãy, giúp mặt sàn phẳng và đẹp hơn.
Tiến hành thi công bả sơn xử lí các khuyết tật
Bước 5: Thi công sơn phủ epoxy ngoài trời
Sơn phủ epoxy ngoài trời có thể sử dụng sơn lăn hoặc sơn tự san phẳng. Đây là lớp sơn hoàn thiện để bảo vệ bề mặt sàn khỏi những tác động bên ngoài.
Báo giá sơn epoxy ngoài trời
Giá sơn epoxy ngoài trời phụ thuộc rất lớn vào công năng nhà xưởng. Tuỳ vào mục đích sử dụng của mỗi nhà máy, nhà xưởng để phân loại yêu cầu cho mặt sàn, cụ thể như: Chống tĩnh điện, kháng hóa chất, chịu lực,… Với mỗi yêu cầu như vậy mà giá cũng sẽ khác nhau.
Giá sơn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Chính vì vậy, để được báo giá sơn epoxy ngoài trời hợp lý nhất, quý khách hàng nên liên hệ với Tín Phát qua HOTLINE 0981.473.638. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và thợ thi công tay nghề cao, chúng tôi cam kết sẽ mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng.