Sơn epoxy gốc dầu được sử dụng và thi công như thế nào?
Trong các dòng sơn công nghiệp, sơn epoxy gốc dầu là dòng sơn epoxy nổi bật được lựa chọn và sử dụng rộng rãi bởi những ưu điểm về tính thẩm mỹ và công dụng. Nếu như cũng tìm hiểu về dòng sơn này, đừng bỏ qua những thông tin mà Tín Phát sẽ chia sẻ ngay dưới đây nhé.
Khái niệm sơn epoxy gốc dầu
Sơn gốc dầu còn được gọi là sơn epoxy gốc dung môi, được hình thành từ hệ gốc dầu nên cần dung môi để pha sơn. Tuỳ vào từng loại sơn gốc dầu khác nhau mà sẽ có cách pha sơn theo tỷ lệ khác nhau theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng epoxy gốc dầu nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định và bảo vệ kết cấu hoàn hảo cho nền bê tông.
Ưu điểm sơn epoxy gốc dung môi
Những ưu điểm nổi bật mà sơn sàn epoxy gốc dầu mang lại có thể kể đến như:
- Khả năng kháng nước, kháng hóa chất và chống mài mòn hiệu quả.
- Chống thấm nước và hoá chất gây tác động đến kết cấu nền bê tông.
- Tạo màng sơn liền mạch với độ phủ cao và bám dính tốt.
- Sơn gốc dầu mang lại độ sáng bóng cao, bảng màu sơn dầu Epoxy đa dạng và bắt mắt.
- Ngăn ngừa hiện tượng bụi bẩn bám trên bề mặt, dễ dàng vệ sinh và lau chùi sàn sau khi lăn epoxy gốc dầu.
- Lớp sơn epoxy chỉ dày 3mm nhưng có thể chịu tải trọng xe nâng, xe tải lên tới 3 tấn mà không gây ra sụt lún hay làm nứt gãy bề mặt.
Hạn chế của epoxy gốc dầu
- Dòng sơn gốc dầu không thể thi công trong môi trường có độ ẩm cao.
- Khi thi công sẽ có hàm lượng VOC bay hơi, gây ra mùi khó chịu.
Cách thi công sơn epoxy gốc dầu
Pha epoxy gốc dầu
Trước khi sử dụng sơn gốc dầu, bạn cần tiến hành pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó dùng máy khoan cơ động để khuấy đều từng thành phần trước. Tiếp theo mới trộn chung các thành phần đó và khuấy đều để các thành phần trở thành hỗn hợp đồng nhất.
Chuẩn bị dụng cụ thi công epoxy gốc dầu
Các dụng cụ cần có để thi công epoxy gốc dầu đó là: Lăn rulo, máy trộn sơn, máy chà nhám, máy mài sàn bê tông, máy hút bụi, máy phun sơn, dao trét, cọ quét,…
Điều kiện thi công
Thi công epoxy gốc dầu cần tránh thực hiện ở những bề mặt ẩm ướt và môi trường có độ ẩm 90%. Bên cạnh đó, nhiệt độ thi công cũng không vượt quá 20 độ C.
Tiến hành thi công sơn epoxy gốc dầu
- Để đảm bảo quy trình thi công sơn gốc dầu được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, trước khi sơn nên kiểm tra bề mặt sàn. Theo đó, bề mặt sàn phải được hoàn thiện trước lúc thi công 30 ngày. Mặt sàn phải đảm bảo độ chắc, không vượt quá độ ẩm 90% và tạo nhám cho bề mặt sàn.
- Trước khi tiến hành sơn lót, yêu cầu bề mặt bê tông phải đảm bảo độ phẳng và được trám trét hết những chỗ lồi lõm.
- Sau khi đã trộn xong epoxy gốc dầu, dùng súng phun sơn hoặc lăn rulo để sơn đều lên bề mặt cần sơn. Sau đó chờ lớp sơn này khô từ 1 – 1 giờ 30 phút ở nhiệt độ 30 độ C.
- Sau khi lớp sơn đầu tiên khô từ 4 – 6 tiếng thì tiến hành sơn lớp epoxy gốc dầu thứ hai. Chờ cho lớp sơn thứ 2 khô là hoàn thành thi công và tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình.
Những lưu ý khi sử dụng sơn epoxy gốc dầu
- Sơn gốc dầu là dung môi dễ bay hơi. Vì vậy mà cần thi công sơn đúng mục đích sử dụng để không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
- Hỗn hợp sơn sau khi pha nên được dùng trong vòng 1 – 2 tiếng để sơn không bị đông cứng.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi thi công để tránh sơn bị dính vào da, mắt.
Giá thi công sơn gốc dầu
Tùy thuộc vào bề mặt thi công, loại sơn, tải trọng và màu sắc mà có mức chi phí khác nhau ở từng thời điểm. Để nhận báo giá trọn gói chính xác nhất, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 0981.473.638 để Tín Phát kiểm tra tình trạng bề mặt và báo giá chi tiết cho từng hạng mục thi công.
Bài viết trên đây Tín Phát đã chia sẻ những nội dung cơ bản về sơn gốc dầu. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu về dòng sơn này. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan về epoxy gốc dầu, hãy liên hệ ngay với Tín Phát tại HOTLINE 0981.473.638 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy