Sơn chống tĩnh điện epoxy – Giải pháp hàng đầu bảo vệ nhà xưởng
Nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như nhà xưởng, sơn epoxy chống tĩnh điện được nhiều chủ đầu tư lựa chọn và sơn sử dụng để ngăn chặn sự nguy hiểm từ các thiết bị điện trong các công trình. Dưới đây là những đặc điểm cùng các bước thi công sơn sàn epoxy chống tĩnh điện chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn nhất để quý khách hàng tham khảo.
Sơn Epoxy chống tĩnh điện là gì?
Sơn epoxy tĩnh điện là dòng sơn epoxy 2 thành phần. Bao gồm sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp cùng than hoạt tính dẫn điện và hệ thống dây dãn đồng nối đất có tác dụng trung hòa điện tích. Hiện nay, sơn epoxy chống tĩnh điện được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến công nghiệp điện.
Những ưu điểm chính của sơn epoxy chống tĩnh điện:
- Hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn khi phát sinh các tia lửa.
- Chống tĩnh điện tốt, chống lại sự mài mòn và kháng hóa chất hiệu quả.
- Đem lại sự sạch đẹp cho mặt sàn, tạo bề mặt láng mịn giúp cho quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
- Tăng tính thẩm mỹ, đảm bảo độ bền và tuổi thọ lâu dài cho mặt sàn nhà xưởng.
- Sử dụng sơn chống tĩnh điện giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể liên quan đến điện năng.
- Tạo bề mặt ổn định, liền khối và vững chắc. Từ đó chống chịu được những tác động của nhiệt độ, thời tiết.
- Chất lượng đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cao trong quá trình sử dụng
- Lớp sơn có độ dày khoảng 0.5 – 3mm làm tăng thêm sự bền bỉ cho công trình.
Nguyên lý hoạt động của sơn chống tĩnh điện Epoxy
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện epoxy gồm phân tán và triệt tiêu điện tích. Đặc điểm cụ thể của từng nguyên lý như sau:
- Phân tán là khả năng các điện tích để đem tới khả năng trung hòa. Khi mặt sàn nhiễm điện, các điện tích sẽ được thẩm thấu qua nhiều lớp sơn epoxy thông qua các đường dây đồng để xử lý và dẫn xuống đất. Từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng phóng điện.
- Triệt tiêu điện tích: Nguyên lý này là tạo ra một lớp epoxy có điện trở cao hơn trên mặt sàn. Lớp sơn này có vai trò kiểm soát các loại điện tích sinh ra do ma sát trong quá trình hoạt động của máy móc, con người.
Các loại sơn epoxy chống tĩnh điện nổi bật trên thị trường
Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện được chia thành 2 loại chính theo phương pháp thi công.
- Sơn chống tĩnh điện hệ lăn: Phương pháp thi công này được thực hiện bằng lăn rulo. Các hệ thống dây đồng được nối trực tiếp xuống đất, có 1 lớp sơn lót và 1 lớp sơn phủ epoxy chống tĩnh điện. Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn phù hợp những công trình không yêu cầu quá cao về trọng tải, chỉ ở mức trung bình là hợp lý.
- Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ tự san phẳng: Đây là giải pháp thi công thích hợp với những các công trình yêu cầu cao về chất lượng, tải trọng và thẩm mỹ. Quá trình thi công hệ tự san phẳng gồm: dây dẫn đồng nối đất, lớp xử lý mặt sàn, sơn lót, sơn san phẳng chống tĩnh điện và lớp than hoạt tính.
Báo giá chi tiết sơn chống tĩnh điện
Quy trình thi công sơn chống tĩnh điện epoxy cho sàn nhà xưởng
Các bước thi công sơn chống tĩnh điện epoxy cần được thực hiện theo đúng kỹ thuật và trình tự dưới đây:
Cách pha sơn chống tĩnh điện epoxy chuẩn nhất
Tiến hành trộn thành phần A và B theo tỷ lệ 25% sau đó khuấy thật đều. Khi pha sơn nên chia nhỏ thùng sơn ra nhiều phần. Đồng thời cần tính toán kỹ khi chia tỷ lệ đóng rắn chuẩn với tỷ lệ của sơn để đảm bảo quá trình thi công đạt hiệu quả tốt nhất.
Các bước thi công cơ bản
Bước 1: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để mài sàn tạo nhám và chân bám cho sàn bê tông.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn sạch sẽ bằng máy hút bụi công nghiệp. Loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, làm sạch những vết hóa chất, dầu mỡ bằng dung môi.
Bước 3: Thi công sơn lót epoxy để làm tăng độ cứng cho mặt sàn. Từ đó nâng cao khả năng bám dính giữa bề mặt sàn với các lớp sơn epoxy tiếp theo.
Bước 4: Kiểm tra lại mặt sàn để xử lý lỗi, bả vá các khuyết điểm trên mặt sàn nếu có.
Bước 5: Tiến hành thi công hệ thống dây dẫn bằng đồng nối trực tiếp xuống đất.
Bước 6: Thi công sơn chống tĩnh điện lớp thứ 1
Bước 7: Để cho sơn khô hẳn rồi rà soát, kiểm tra để chà ráp vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, sạn còn vương vãi trên sàn.
Bước 8: Thi công sơn chống tĩnh điện lớp thứ 2.
Bước 9: Kiểm tra và đo đạc các chỉ số điện trở.
Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao công trình để đưa vào sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về sơn epoxy chống tĩnh điện cho sàn nhà xưởng. Hy vọng rằng bài viết đã quý khách hàng nắm rõ những đặc điểm và cách thi công sơn epoxy chống tĩnh điện chuẩn nhất. Góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình của mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp về báo giá sơn Epoxy chống tĩnh điện, mời quý khách liên hệ với Tín Phát tại HOTLINE 0981.473.638 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm: Sơn Epoxy