Thi công sân cầu lông trong nhà đạt tiêu chuẩn
Sân cầu lông trong nhà đã trở thành một giải pháp tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu thể thao rèn luyện thể chất và tinh thần cho mọi lứa tuổi. Vậy để thi công sân cầu lông trong nhà chuẩn quốc tế, đáp ứng cả nhu cầu thi đấu lẫn luyện tập cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Thắc mắc sẽ được Tín Phát giải đáp trong bài viết sau đây.
Tiêu chuẩn về kích thước sân cầu lông trong nhà
Trước khi xây dựng một sân cầu lông trong nhà, điều cơ bản và quan trọng cần nắm vững là kích thước và diện tích chuẩn của sân nhằm đảm bảo sân cầu lông tuân thủ các tiêu chuẩn quy định.
Kích thước chuẩn cho sân cầu lông trong nhà khi thi đấu đôi
- Sân có tổng chiều dài là 13.4m, chia đều thành hai phần, mỗi phần có chiều dài là 6.7m.
- Chiều rộng của sân là 6.1m.
- Đường chéo của sân là 14.7m.
Kích thước chuẩn cho sân cầu lông trong nhà khi thi đấu đôi
Kích thước chuẩn cho sân cầu lông trong nhà khi thi đấu đơn
Sân cầu lông khi thi đấu đơn sẽ có chiều rộng sẽ được thu hẹp lại so với sân đôi. Đường dịch vụ ở cuối sân chuyển thành đường biên sau sân.
- Chiều dài sân vẫn giữ nguyên là 13.4m.
- Chiều rộng sân là 5.18m.
- Đường chéo của sân là 14.3m.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cho bề mặt sân cầu lông
Bề mặt của sân cầu lông
- Bề mặt của sân cầu lông có thể kết thành đa dạng các loại vật liệu như: sàn đa năng phù hợp cho các môn thể thao, sân làm từ trong nhà hoặc bề nhựa cao su tổng hợp.
- Bề mặt nền xi măng cần có độ dày là 10cm, mác bê tông tối thiểu là 200 Mpa. Bề mặt nền phải đảm bảo sự phẳng mịn, không bị lồi lõm hay có bất kỳ khuyết điểm nào.
- Quy định về độ dốc của sân tối thiểu là 0.83% và không vượt quá 1%. Bề mặt sân cầu lông trong nhà cần có độ bằng phẳng, không để lại vết nước đọng hoặc vũng nước có độ sâu từ 1 đến 1.2mm.
Lưới thi đấu của sân cầu lông trong nhà
- Lưới thi đấu sử dụng cho sân cầu lông trong nhà cần đảm bảo tính chắc chắn và có khả năng điều chỉnh độ cao của lưới phù hợp.
- Lưới cho cầu lông cần được làm từ chất liệu có độ bền cao như: Nhựa vinyl, nylon hoặc polyetylen.
- Chiều cao tiêu chuẩn của lưới là 1.52m khi đo từ giữa sân và 1.55m ở các đầu cực của sân. Độ dày của lưới nằm trong khoảng từ 15 đến 20mm.
- Khi chọn lưới, nên ưu tiên các màu sắc tối để lắp đặt, giúp tăng độ rõ nét và dễ dàng nhận biết trong quá trình thi đấu.
Lưới thi đấu của sân cầu lông trong nhà
Hệ thống chiếu sáng của sân cầu lông
Trong trường hợp sân được sử dụng chủ yếu vào buổi tối, nên lựa chọn các đèn pha LED có công suất khoảng 400W. Cột đèn LED nên được lắp đặt ở độ cao từ 8 đến 9m.
Với các tiêu chuẩn chiếu sáng này, hệ thống đèn pha LED sẽ cung cấp một nguồn sáng đủ mạnh, tạo ra ánh sáng đồng đều trên sân, không gây ra hiện tượng chói mắt hay ảnh hưởng đến tầm nhìn của các vận động viên trong suốt quá trình thi đấu.
Hệ thống chiếu sáng của sân cầu lông
Hướng dẫn các bước làm sân cầu lông trong nhà theo tiêu chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sân
Đầu tiên làm sạch bề mặt sân, bằng cách sử dụng máy mài để loại bỏ rong rêu, khắc phục khuyết điểm và vết nứt. Bước này nhằm đảm bảo bề mặt sàn phải hoàn toàn phẳng, mịn, không để lại bất kỳ khuyết điểm nào trước khi tiến hành các bước thi công tiếp theo.
Khi thi công bề mặt bê tông mới, nên để bề mặt bê tông sau 7 ngày mới có thể thi công.
Chuẩn bị bề mặt sân
Bước 2: Phủ chống thấm cho sân cầu lông
Lớp chống thấm đầu tiên giúp chống thấm cho bề mặt sân, từ đó nâng cao độ bền của sân. Ngoài khả năng chống nước hiệu quả, lớp chống thấm còn đảm bảo độ bám dính cao trên bề mặt bê tông của sân. Tùy thuộc vào mức độ ẩm cụ thể của bề mặt sân, kỹ thuật viên có thể quyết định áp dụng từ một hoặc hai lớp chống thấm cho dự án.
Bước 3: Thi công lớp đệm
Sân cầu lông trong nhà có thể thi công từ 2 đến 3 lớp đệm đen có khả năng giảm chấn. Sau các lớp đệm, cần tiến hành mài và kiểm tra để đảm bảo không có hiện tượng động vũng trên bề mặt. Nếu như bề mặt bị đọng vũng cần được khắc phục triệt để trước khi tiếp tục. Lớp đệm đen đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính đàn hồi của sân. Giúp vận động viên di chuyển một cách linh hoạt và an toàn, giảm thiểu nguy cơ chấn thương không mong muốn.
Bước 4: Sơn phủ màu cho sân cầu lông
Lớp sơn phủ là lớp hoàn thiện cuối cùng của sân, đòi hỏi đặc tính ma sát cao và cần phải đạt được tính thẩm mỹ cao. Có thể áp dụng từ 2 đến 3 lớp sơn chuyên dụng cho sân thể thao, có pha thêm cát thạch anh mịn. Việc thêm cát thạch anh giúp tăng cường độ ma sát của sân, đảm bảo an toàn và hiệu suất di chuyển tốt nhất cho vận động viên. Đây là bước quan trọng nên đòi hỏi trình độ của thợ lành nghề, có kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo lớp sơn được phủ một cách mịn màng và đều khắp.
Thi công sơn phủ màu cho sân cầu lông
Bước 5: Thi công kẻ vạch cho sân
Đường line của sân cầu lông trong nhà thường là màu trắng hoặc vàng để nâng cao khả năng quan sát cho người chơi. Đầu tiên, các đường kẻ sẽ được đánh dấu tạm thời trên sân bằng cách sử dụng băng keo giấy. Tiếp theo, quá trình sơn sẽ được thực hiện dựa trên các đường đã cố định. Khi lớp sơn đã khô, băng keo sẽ được gỡ bỏ và tiến hành kiểm tra và làm sạch bề mặt sân trước khi giao cho bên chủ đầu tư.
Tính an toàn và thẩm mỹ của mặt sân cầu lông đóng vai trò quan trọng đối với người chơi, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác ở mỗi bước thi công để tạo nên một sân cầu lông đạt chuẩn.
- Xem thêm quy trình chuẩn thi công sân cầu lông cho mọi nền sân
Một sân cầu lông được thi công đạt chuẩn không chỉ mang đến trải nghiệm chơi cầu lông tốt nhất cho người chơi, mà còn đảm bảo sự bền bỉ và thẩm mỹ cao theo thời gian sử dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công hoàn thiện sân cầu lông trong nhà chuyên nghiệp và uy tín, hãy liên hệ với Tín Phát qua Hotline 0981473638. Nhân viên của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng báo giá chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ.