Quy trình thi công sửa sàn Epoxy xuống cấp chuẩn kỹ thuật
Thi công sửa sàn Epoxy và bảo trì sơn sàn là giải pháp nhằm cải, thay thế các loại sàn kém chất lượng thông qua những quy trình thiết kế khắt khe của đội ngũ thi công. Với mỗi công trình, trước khi thi công sửa sàn đều tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới đi đến phương án sửa chữa an toàn và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân sàn Epoxy xuống cấp
Với kinh nghiệm nhiều năm chuyên thi công và sửa chữa sàn Epoxy chuyên nghiệp. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho sàn Epoxy bị xuống cấp:
- Sử dụng không đúng yêu cầu của sàn Epoxy ban đầu
- Không thường xuyên bảo trì làm cho nhà xưởng xuống cấp nhanh hơn
- Đơn vị thi công không chất lượng
- Sử dụng sơn Epoxy kém chất lượng
- Tự mua, tự sơn epoxy nhưng không làm đúng theo quy trình
- Sử dụng sàn thời gian quá dài nên sơn bị mài mòn,..v.v..
Điều gì sẽ xảy ra khi sàn nhà xưởng bị xuống cấp
Sàn nhà xưởng xuống cấp ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trầm trọng của sàn (bộ mặt của doanh nghiệp), gây khó khăn khi di chuyển qua lại giữa các máy móc. Gây ảnh hưởng lớn tới tiến độ sản xuất của nhà máy.
Ngoài ra, sàn Epoxy xuống cấp cũng dễ bị ẩm, gây các loại nấm mốc ảnh hưởng tới máy móc kim loại và cả sức khỏe con người.
Lợi ích khi thi công sửa sàn epoxy
Như các bạn đã biết, trong môi trường công nghiệp ngày nay của các công ty, nhà xưởng, nếu chỉ sử dụng sàn bê tông thì rất dễ bị ăn mòn bởi các loại hóa chất và các tác động vật lý bên ngoài. Vì vậy sàn bê tông cần có thêm một lớp bảo vệ nữa đó là sơn epoxy. Sơn Epoxy hiện nay được ứng dụng khá nhiều giúp cho nền nhà xưởng được bảo vệ bền lâu, an toàn và sạch sẽ. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khác nhau trong quá trình thi công sẽ dẫn đến:
- Một số vị trí sàn không được xử lý kỹ độ ẩm nên dễ bị bong tróc cần sửa chữa lại.
- Sàn đã sử dụng nhiều năm và cần sơn lại để đảm bảo không bị ăn mòn.
- Sơn sàn epoxy mới thi công nhưng lại không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng kém, nhanh xuống cấp cần sửa chữa lại.
Dịch vụ thi công sửa sàn epoxy được cung cấp nhằm mục đích giải quyết ổn thỏa các vấn đề trên. Và còn hỗ trợ xử lý nhiều vấn đề để đảm bảo đạt được những yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết.
Thi công sửa sàn Epoxy còn mang lại cho chủ doanh nghiệp nhiều tiện ích khác như: chịu trọng tải lớn va đập mạnh, chịu mài mòn của axit cao, độ cứng cao tạo bề mặt sàn có độ bền hoàn hảo. Tạo độ thẩm mỹ cao, không mùi đem lại môi trường làm việc trong sạch thoáng mát. Chống trơn trượt, chống tĩnh điện tốt, chống nóng, chấm thấm ẩm hiệu quả, có khả năng tạo ra ánh sáng phản xạ giúp hệ thống chiếu sáng hiệu quả giảm năng lượng tiêu thụ điện. Và điều quan trọng nhất là tiết kiệm tối đa chi phí.
Quy trình thi công sửa sàn Epoxy cũ
Với kinh nghiệm thi công nhiều năm thi công sàn Epoxy chuyên nghiệp, Tín Phát xin chia sẻ quy trình sửa chữa và thi công sửa sàn Epoxy nhà xưởng cũ dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra trước khi thi công sửa sàn Epoxy cũ:
Trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động thi công sàn nhà xưởng cũ, bạn cần tiến hành kiểm tra chất lượng sàn xem có đủ tiêu chuẩn hay không. Các tiêu chí cần phải xem xét đó là:
- Nền bê tông cần có Mác 250 hoặc độ nén 20Mpa trở lên (được đo bằng máy chuyên dụng)
- Độ ẩm sàn bê tông phải đạt từ 8 – 14 %
Trong trường hợp sàn bê tông có độ ẩm cao hơn mức trên thì cần phải được xử lý bằng lớp vữa ngăn ẩm (khoảng 2-3mm) trước khi tiến hành thi công sơn sàn Epoxy. Bởi vì, nếu độ ẩm cao thì hơi nước sẽ tích tụ và thẩm thấu ngược lên gây bong lớp sơn epoxy.
Bước 2: Xử lý bề mặt sàn đang hư hỏng
Tương tự như việc xử lý bề mặt sàn bê tông mới, trước khi sơn lại sàn, bạn cũng cần xử lý kỹ lưỡng những phần đang bị hư hỏng là cực kỳ quan trọng. Việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sàn Epoxy sau khi hoàn thiện. Tùy thuộc vào tình trạng của sàn, đơn vị thi công sẽ nghiên cứu và đưa ra các phương án xử lý cho phù hợp.
Đối với những sàn bê tông đang bị yếu hoặc có dấu hiệu hư hỏng nặng thì chúng ta cần phải loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, tạo nhám sàn bằng máy mài công nghiệp. Ở bước này thợ thi công cần kiểm tra thật kỹ chất lượng sàn bê tông để chọn cách tạo nhám sàn bê tông đạt tiêu chuẩn.
Bước 3: Thi công sửa sàn Epoxy
Trong trường hợp sàn Epoxy đang bị hư hỏng nhiều, thợ thi công có thể bả 1 lớp Putty để che lấp khuyết điểm trên sàn, tạo độ bằng phẳng cũng như thẩm mỹ cho sơn sàn bê tông. Sau đó mới tiến hành thi công.
Bước 4: Vệ sinh trước khi thi công lớp sơn lót Epoxy
Tương tự như khi sơn sàn Epoxy mới, trước khi thi công, đội thợ cần sử dụng máy chà nhám. Sau đó cần sử dụng máy hút bụi hoặc các dụng cụ làm sạch khác để làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hay các tạp chất khác trên bề mặt. Để đảm bảo lớp sơn lót Epoxy bám chắc vào sàn.
Bước 5: Thi công lớp sơn lót Epoxy
Sơn lót vừa có tác dụng chống thấm cho sàn vừa có tác dụng tạo lớp chân bám, liên kết chặt chẽ giữa sàn bê tông và lớp sơn phủ sau đó.
Bước 6: Thi công lớp sơn phủ Epoxy hoàn thiện
Sau khi thi công 1 lớp sơn lót Epoxy cần để khô bề mặt, tối thiểu 2- 4 giờ.
Một chú ý nhỏ nhỏ nhưng khá quan trọng là cách pha sơn Epoxy 2 thành phần. Để chắc chắn rằng bạn đang thực hiện theo đúng quy định của nhà sản xuất hãy tham khảo kỹ hướng dẫn. Bởi đối với từng loại sơn Epoxy khác nhau thì số lớp sơn cũng như yêu cầu kỹ thuật không giống nhau.
Lớp sơn Epoxy phủ thường là sơn 2 lớp. Lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất khoảng 4h để khô ráo.
Bước 7: Nghiệm thu công trình
Nhà đầu tư có thể nghiệm thu công trình sau 4 đến 6h. Lúc đó đã có thể đi bộ trên sàn rồi. Còn nếu muốn đi xe ô tô hoặc các máy móc nặng vào thì cần chờ khoảng 3 ngày.
Một sàn nhà xưởng đạt yêu cầu là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như:
- Bề mặt sơn phẳng, nhẵn, bóng
- Lớp sơn đều màu
- Khô hoàn toàn, có thể chịu tải như đúng thông tin nhà sản xuất cung câos
- Khả năng chịu mài mòn và chống trơn trượt tốt
- Lớp sơn bị bong tróc, bám bụi… tiềm ẩn làm giảm sự phát triển của doanh nghiệp.
Cuối cùng, nếu bạn đang cần cải tạo nhà xưởng, thi công sửa sàn Epoxy cũ ? Hãy liên hệ ngay với Tín Phát để có được báo giá chính xác và hỗ trợ thi công tận tình, chất lượng.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy