Những điều cần biết về kỹ thuật sơn Epoxy 2 thành phần. Cách pha sơn chuẩn nhất
Sơn Epoxy 2 thành phần hiện được các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhiều hiện nay bởi sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Việc đảm bảo kỹ thuật sơn Epoxy 2 thành phần, cũng như cách pha sơn Epoxy chuẩn nhất là điều quan trọng mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý trong quá trình thi công.
1. Sơn Epoxy 2 thành phần là gì?
Sơn 2 thành phần là loại sơn công nghiệp, giúp bảo vệ các bề mặt có kết cấu yêu cầu đáp ứng các kỹ thuật đặc biệt. Sơn hai thành phần gồm 2 chất liệu và thành phần chính bao gồm: chất cơ sở (chất sơn gốc) và chất đóng rắn.
Hai thành phần này cần phải được trộn theo một tỷ lệ nhất định được quy định bởi nhà sản xuất.
Sơn hai thành phần giúp tạo nên lớp bảo vệ cực kỳ bền chặt với bề mặt sơn và kết cấu của vật liệu trước những tác động khách quan như: ăn mòn, nhiệt độ,.. nhờ đó giúp công trình có tuổi thọ lâu dài.
2. Tính năng nổi bật của sơn 2 thành phần
Nói tới sơn 2 thành phần chúng ta phải điểm qua những tính năng nổi bật sau đây:
- Giúp bảo vệ bề mặt sàn hiệu quả, có khả năng chống được vấn đề trầy xước, mài mòn, chịu được lực cao.
- Có khả năng chống trơn trượt, chống cháy, nứt tốt, tuổi thọ cao.
- Đây là dòng sơn không bám bụi, giúp tăng khả năng kháng khuẩn chống mốc đối với công trình của bạn.
- Màu sắc sơn đa dạng, đảm bảo tính thẩm mỹ cùng độ sáng bóng cho bề mặt công trình.
- Thời gian thi công ngắn, điều kiện thi công đơn giản, không phải sửa chữa nhiều, tiết kiệm chi phí hiệu quả.
3. Công dụng của sơn 2 thành phần
Không phải ngẫu nhiên mà sơn 2 thành phần lại được mệnh danh là dòng “sơn quốc dân” được nhiều người lựa chọn hiện nay. Sau đây là một số công dụng tuyệt vời mà dòng sơn này mang lại cho người dùng:
- Sơn hai thành phần giúp tạo ra lớp sơn vững chắc, bền bỉ. Giúp công trình của bạn tránh khỏi được những hiện tượng như ăn mòn.
- Sơn hai thành phần được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp nặng và các công trình sản xuất nhờ tính năng chống ăn mòn, chịu nhiệt, chịu lực tốt.
- Đây là dòng sơn công nghiệp phù hợp với các công trình lớn, không dùng để bán lẻ. Vì thế công trình nhà dân không dùng đến loại sơn này.
4. Đánh giá sơn epoxy 2 thành phần
Sản phẩm nào đều sở hữu 2 mặt là ưu điểm và hạn chế. Đối với sơn 2 thành phần cũng không ngoại lệ. Một số ưu điểm chúng ta có thể nói đến về dòng sơn này như sau:
- Sơn có độ cứng và độ mài mòn cao, giúp bảo vệ bề mặt vật liệu tối đa nếu bị va đập, tác động từ thời tiết và môi trường bên ngoài.
- Sơn có độ bám chắc chắn.
- Sơn có tính bóng, giúp chống nấm mốc, chống bụi bẩn, sàn nhà luôn được sạch như mới
Bên cạnh đó, dòng sơn này cũng có một số nhược điểm như:
- Mất nhiều thời gian để đo tỷ lệ đúng với quy định.
- Nên dùng sơn trong vòng từ 4-6 tiếng sau khi pha trộn nhằm đảm bảo cho sơn đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Hướng dẫn kỹ thuật sơn Epoxy 2 thành phần đạt chuẩn
5.1. Quy trình cụ thể về cách pha sơn công nghiệp 2 thành phần
Cách pha sơn epoxy 2 thành phần chuẩn xác được tiến hành với các bước như sau:
- Bước 1: Mở nắp từng thùng sơn chứa thành phần A và B.
- Bước 2: Dùng máy khuấy để khuấy đều thành phần A khoảng 2 đến 3 phút.
- Bước 3: Đổ từ từ thành phần B vào cùng với thành phần A.
- Bước 4: Dùng máy khuấy sơn chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp lại với nhau. Trong khi trộn 2 thành phần của sơn có thể cho thêm dung môi với tỷ lệ từ 5 – 10% để việc thi công được dễ dàng hơn.
- Bước 5: Cho sơn nghỉ thêm 5 phút và sử dụng.
5.2. Lưu ý kỹ thuật sơn Epoxy 2 thành phần
- Việc pha sơn sẽ tốn rất nhiều thời gian, khi trộn bạn nên đảm bảo thực hiện đúng tỷ lệ và quy trình.
- Sơn sau khi pha xong cần phải sử dụng ngay trong thời gian từ 4 – 6 tiếng
- Chỉ nên pha với lượng sơn vừa đủ, tránh tình trạng sơn đông cứng và bị khô.
- Với dòng sơn 2 thành phần gốc dầu thì dung môi pha loãng là hệ gốc dầu. Vì thành phần trong dung môi rất độc hại nên khi thi công bạn cần dùng các đồ bảo hộ như: mắt kính, bao tay, nón, mặt nạ chống độc, khẩu trang, tránh tiếp xúc với da tay.
- Tỷ lệ pha chế sơn 2 thành phần mỗi loại thường khác nhau, cho nên việc kết hợp dung môi cũng sẽ khác nhau. Khi dùng sơn 2 thành phần bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha, nếu không sơn sẽ bị biến tính và không thể đóng rắn.
6. Chú ý khi thi công sơn Epoxy 2 thành phần
6.1. Bề mặt thi công
- Loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ bám trên bề mặt cần sơn bằng dung dịch tẩy rửa hoặc rửa bằng nước ngọt để bề mặt sạch và khô hoàn toàn trước khi thi công
- Không thi công lớp phủ nếu như bê tông chưa đóng rắn ít nhất 28 ngày ở 20℃/68℉ và dưới 80% RH. Đảm bảo độ ẩm của bề mặt phải dưới 6%
6.2. Tỷ lệ pha trộn
- Sơn gốc (PTA): Chất đóng rắn (PTB) (theo khối lượng)
- Trộn riêng, sau đó kết hợp lại với nhau trộn kỹ bằng máy hòa tan tốc độ cao đợi 2-3 phút sau đó mới thi công.
- Dùng chất pha loãng do KCC phê duyệt, không pha loãng từng thành phần riêng biệt, chỉ thực hiện pha hỗn hợp.
Trên đây là kỹ thuật sơn Epoxy 2 thành phần mà người dùng cần lưu ý. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn về dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ ngay với Tín Phát qua HOTLINE 0933.238.086 Website: www.sonsanepoxy.vn để được hỗ trợ.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy