Kỹ thuật thi công sơn sàn Epoxy hiệu quả mới nhất 2022
Một số lỗi khi thi công sơn sàn Epoxy không đúng kỹ thuật sẽ khiến cho chất lượng công trình giảm sút. Hơn nữa còn khiến chủ đầu tư lãng phí thời gian và chi phí không cần thiết. Bởi vậy, hãy cùng Tín Phát tìm hiểu một quy trình thi công đúng kỹ thuật sơn sàn Epoxy chính xác, hiệu quả là như thế nào nhé!
1. Sơn sàn Epoxy là gì?
Sơn sàn Epoxy là là loại sơn được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite. Sản phẩm gồm 2 thành phần chính A và B. Trong đó phần A là sơn Epoxy và phần B là chất đóng rắn. Khi pha trộn thành phần A và B sẽ tạo ra bề mặt sơn bảo vệ nền bê tông chắc chắn, tăng độ sáng và tính thẩm mỹ cho bề mặt sàn.
2. Tính toán lượng sơn Epoxy cần thi công
Trước khi chuẩn bị tiến hành thi công sơn sàn Epoxy, bạn cần tính toán ước lượng lượng sơn cần dùng để tránh thiếu hoặc lãng phí.
Lượng sơn cần dùng được tính bằng định mức sơn trên bao bì nhân với tổng diện tích cần thi công.
Ví dụ: Nếu định mức sơn là 0.125 (kg/m2/1 lớp) và diện tích thi công là 100m2 thì lượng sơn bạn cần dùng là:
0.125 x 100 = 12,5 lít.
Tuy nhiên, bạn cần tới 2 lớp sơn Epoxy chống lên nhau để hoàn thiện công trình, vì thế hãy gấp đôi lượng sơn tính được bằng công thức trên nhé!
3. Các bước chuẩn bị trước khi thi công sơn sàn chống thấm Epoxy
2 bước chuẩn bị sau là không thể thiếu trong quá trình thi công chuyên nghiệp dòng sơn sàn Epoxy.
Kiểm định bề mặt thi công
– Khu vực thi công sơn Epoxy cần đảm bảo sạch sẽ và loại bỏ hết các loại giấy rác, vật dụng không cần thiết cản trở quá trình thi công.
– Đảm bảo bề mặt sàn không chứa hóa chất lạ, dầu mỡ.
– Sàn không bị thấm ngược.
– Độ ẩm sàn bê tông đạt tiêu chuẩn dưới 5% với sơn Epoxy gốc dầu và dưới 8% với sơn gốc nước.
– Độ cứng của mặt sàn bê tông cần đạt tiêu chuẩn chịu lực trên 25N/mm² (mác bê tông 250 trở lên) để tránh trường hợp mặt sàn bị nứt, núm khi chịu trọng tải quá cao.
Chuẩn bị dụng cụ thi công
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: Máy mài sàn bê tông, máy hút bụi, bay răng cưa, ru lô gai, ru lô chuyên dụng để tiết kiệm thời gian thi công.
4. Quy trình thi công sơn sàn Epoxy 7 bước tiêu chuẩn
Thực hiện đủ 7 bước tiêu chuẩn sau sẽ giúp bạn có được một lớp sơn Epoxy bền đẹp:
Bước 1: Mài nhám bề mặt bê tông
Xử lý mài nhám bề mặt thi công được thực hiện bằng máy mài công nghiệp. Bước này giúp cho bề mặt sàn được thi công có độ bám dính tốt, tạo độ liên kết chặt hơn cho lớp sơn Epoxy. Vì vậy nên công đoạn này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng và độ bám của sơn sau khi hoàn thiện.
Tuy nhiên, với các công trình thi công có diện tích nhỏ hơn 500m2 thì có thể sử dụng giấy ráp để chà bằng tay thay vì sử dụng máy mài công nghiệp.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn bằng máy hút bụi công nghiệp
Ở công đoạn tiếp theo, bạn cần vệ sinh lại toàn bộ bề mặt sàn bằng máy hút bụi công nghiệp và các dụng cụ chuyên dụng. Đây là bước rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của lớp sơn sau khi thi công.
Hãy kiểm tra và lấp đầy các vết nứt còn sót lại bằng bột trét.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót để tăng độ liên kết giữa sơn Epoxy và bề mặt sàn
Đây là bước quan trọng không chỉ giúp tạo nên liên kết giữa bề mặt sàn và sơn Epoxy mà còn giúp ngăn ngừa nước thẩm thấu và làm hư hại nền.
Bước 4: Dùng vữa epoxy tự san phẳng để khắc phục những khuyết điểm còn sót lại trên bề mặt
Ở bước này, bạn cần xử lý các lỗ nhỏ li ti, các khe nứt và các khuyết điểm khác bằng bột Putty.
Bước 5: Phủ sơn Epoxy
Với các loại sơn Epoxy khác nhau, việc thi công sàn sẽ có chút khác biệt. Cụ thể:
* Đối với sơn Epoxy hệ lăn
– Với lớp sơn đầu tiên, công nhân sử dụng ru lô để phủ sơn đều trên bề mặt, đợi khoảng 2 – 3 tiếng để lớp sơn thứ nhất khô hoàn toàn rồi mới sơn lớp thứ hai.
– Sau khi tiến hành sơn xong, bề mặt sàn đã phủ sơn Epoxy chống thấm có thể đi lại trong 1 ngày và cho phương tiện di chuyển qua sau 3 ngày.
* Đối với sơn Epoxy tự san phẳng
Với lớp sơn Epoxy có độ dày lớn không thể dùng phương pháp lăn sơn bằng ru lô, người ta áp dụng phương pháp thi công sơn sàn Epoxy tự san phẳng.
Các bước thực hiện phủ sơn Epoxy tự san phẳng như sau:
– Dán băng keo xốp quanh khu vực sơn để hạn chế lượng sơn bán ra bề mặt ngoài.
– Mở lắp thùng chứa 2 thành phần sơn Epoxy A và B. Khuấy đều thành phần A bằng máy và đổ thành phần B vào, tiếp tục khuấy đều.
– Đổ lượng sơn vừa đủ ra bề mặt thi công, dùng bàn cào để san phẳng lớp sơn vừa rồi dùng ru lô gai để phá bỏ lượng bọt khí trong sơn. Nên chọn loại sơn sàn Epoxy có độ dày từ 1 – 3mm tùy theo yêu cầu mỗi ngành nghề.
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau từ 1 đến 2 ngày khi lớp sơn có thể đi lại được, công nhân sẽ bàn giao lại công trình cho chủ nhân.
5. Những lưu ý để lớp sơn sàn Epoxy được bền đẹp
Những yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến chất lượng thi công sơn sàn Epoxy:
– Xử lý sạch bề mặt thi công, dùng máy mài và máy hút bụi chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu suất và chất lượng tốt ưu.
– Mặt sàn bê tông phải có chất lượng chịu lực tốt, mác bê tông là 250 trở lên nếu không khi bị quá trọng tải, công trình sẽ xảy ra vết nứt làm hỏng lớp sơn Epoxy.
– Phải kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của bề mặt tường trước khi tiến hành thi công. Tốt nhất bạn nên dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm định vấn đề này.
6. Địa chỉ thi công sơn sàn Epoxy giá rẻ
Giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt, Tín Phát với chất lượng dịch vụ vượt trội tự hào đem đến cho quý khách dịch vụ sơn sàn Epoxy giá rẻ và chất lượng tốt nhất.Quý khách quan tâm vui lòng liên hệ theo hotline và website: https://sonsanepoxy.vn HOTLINE: 0933.238.086 để được tư vấn chi tiết!
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy