Kỹ thuật sơn epoxy tiêu chuẩn tránh phồng rộp, bong tróc
Quy trình thi công sơn epoxy không khó. Do đó, bạn có thể mua sơn và tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu làm sai kỹ thuật sơn epoxy lớp sơn sẽ bị bong tróc, phồng rộp một cách nhanh chóng. Vậy nên, hãy cùng Tín Phát tìm hiểu về quy trình thi công sơn epoxy chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng cho công trình của bạn nhé!
- 1. Tính toán chính xác lượng sơn cần dùng
- 2. Hướng dẫn kỹ thuật sơn epoxy chuyên nghiệp
- Bước 1: Sử dụng máy mài tạo độ nhám cho bề mặt thi công
- Bước 2: Vệ sinh thật sạch bề mặt sàn với máy hút bụi công nghiệp
- Bước 3: Thi công sơn lót epoxy
- Bước 4: Xử lý các lỗi khuyết điểm trên bề mặt sàn với bột bả chuyên dụng
- Bước 5: Sơn lớp sơn epoxy lần thứ nhất
- Bước 6: Sơn lớp sơn epoxy lần thứ hai
- Bước 7: Kiểm tra và bàn giao công trình hoàn thiện
- 3. Lưu ý để lớp sơn epoxy có độ bền cao
- 4. Tìm kiếm đơn vị thi công sơn epoxy chuyên nghiệp
1. Tính toán chính xác lượng sơn cần dùng
Trước khi tiến hành thi công sơn, công nhân cần tiến hành đo đặc diện tích mặt bằng cần thi công để tính toán chính xác lượng sơn epoxy cần dùng. Việc này giúp tránh thiếu sót hoặc lãng phí sơn.
Trên các vỏ bao bì sơn epoxy sẽ có định mức riêng quy định. Để tính toán lượng sơn cần dùng bạn chỉ cần lấy định mức sơn này nhân với diện tích mặt sàn cần thi công.
Thông thường, định mức sơn epoxy trên thị trường sẽ dao động từ phổ biến từ 0,1 – 0,125 kg/m2 tùy theo từng loại sơn. Điều này tương đương với 1kg sơn có thể sử dụng cho 8 – 10m2 mặt sàn.
Tuy nhiên, trong quá trình thi công chúng ta sẽ cần đến 2 lớp sơn epoxy chồng lên nhau. Do đó, lượng sơn thực tế bạn cần mua sẽ phải nhân lên 2 lần nhé!
2. Hướng dẫn kỹ thuật sơn epoxy chuyên nghiệp
Sau khi mua đủ lượng sơn cần thiết, công nhân sẽ tiến hành tuần tự 7 bước thi công sơn epoxy theo tiêu chuẩn.
Bước 1: Sử dụng máy mài tạo độ nhám cho bề mặt thi công
Trong các bước sơn epoxy chuyên nghiệp, đầu tiên, công nhân sẽ dùng máy mài chuyên dụng để mài bề mặt sàn bê tông. Bước này giúp cho bề mặt sàn tăng độ bám dính cho lớp sơn epoxy tiếp theo.
Với bề mặt sàn nhỏ hơn 500m2 công nhân có thể dùng giấy ráp và máy chà nhám thay cho máy mài công nghiệp để thực hiện bước này.
Bước 2: Vệ sinh thật sạch bề mặt sàn với máy hút bụi công nghiệp
Vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn với máy hút bụi công nghiệp để tạo bề mặt sạch sẽ, sạch bụi, đảm bảo bước sơn tiếp theo không bị lẫn tạp chất và có độ bám dính tốt hơn, bền chặt hơn.
Bước 3: Thi công sơn lót epoxy
Lớp sơn lót sẽ giúp kết nối bề mặt sàn bê tông với lớp sơn epoxy phía trên. Để thực hiện công đoạn này, công nhân tiến hành trộn sơn epoxy theo hướng dẫn và lăn sơn lên toàn bộ bề mặt sàn.
Hướng dẫn pha sơn lót epoxy đúng kỹ thuật:
– Khuấy đều thành phần A.
– Đổ từ từ thành phần B vào thành phần A trộn thêm 2 – 3 phút nữa để có được hỗn hợp sơn đồng nhất.
– Lưu ý trộn sơn theo như tỷ lệ được nhà sản xuất khuyến cáo trên bao bì. Trộn sơn tại nơi có diện tích rộng thoáng, sạch sẽ.
Bước 4: Xử lý các lỗi khuyết điểm trên bề mặt sàn với bột bả chuyên dụng
Kỹ thuật sơn epoxy chuyên dụng không thể bỏ qua bước xử lý các khuyết điểm còn sót lại trên bề mặt sàn thi công. Ở bước này, công nhân sẽ sử dụng bột bả chuyên dụng để lấp đầy các vết nứt nhỏ, tạo bề mặt thi công phẳng mịn.
Bước 5: Sơn lớp sơn epoxy lần thứ nhất
Trộn sơn epoxy theo hướng dẫn chuẩn kỹ thuật:
– Trộn đều thành phần A với máy trộn chuyên dụng dưới tốc độ 600 rpm trong 2 – 3 phút.
– Đổ thành phần B theo tỷ lệ của nhà sản xuất quy định, khuấy đều thêm 2 – 3 phút để có được hỗn hợp đồng nhất.
Lưu ý:
– Không trộn quá lâu để tránh hiện tượng bọt khí ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
– Tính toán cẩn thận lượng sơn cần sử dụng, tránh thừa hoặc thiếu. Phần sơn đã trộn cần được sử dụng ngay trong một lần, không được để đến lần sơn tiếp theo.
Dùng rulo lăn lớp sơn epoxy đã được trộn đều lên bề mặt sàn thi công.
Bước 6: Sơn lớp sơn epoxy lần thứ hai
Chờ lớp sơn epoxy thứ nhất khô hoàn toàn sau khoảng 3 – 4 tiếng rồi mới thực hiện sơn lớp tiếp theo.
Kiểm tra lại bề mặt sàn và vệ sinh sàn sạch sẽ trước khi tiến hành sơn lớp sơn epoxy thứ hai.
Tiến hành sơn lớp sơn epoxy thứ hai theo đúng kỹ thuật sơn epoxy để hoàn thiện công trình.
Bước 7: Kiểm tra và bàn giao công trình hoàn thiện
Sau 1 ngày kể từ khi hoàn thiện lớp sơn thứ hai, bề mặt sơn đã có thể đi lại được. Lúc này, nhà thầu có thể tiến hành thẩm định và bàn giao công trình. Sau 3 – 7 ngày khi lớp sơn khô hoàn toàn có thể sử dụng cho xe cộ đi lại bình thường.
3. Lưu ý để lớp sơn epoxy có độ bền cao
Kỹ thuật sơn epoxy rất quan trọng để giúp lớp sơn sau khi hoàn thiện có độ bền cao. Để thi công sơn epoxy đạt chuẩn, cần lưu ý:
– Bề mặt thi công tối thiểu phải đặt 25N/mm2 ( MAC bê tông >250).
– Bề mặt bê tông bằng phẳng, không dính dầu, bụi bẩn.
– Bê tông phải được thiết kế ngăn ẩm và chống thấm ngược.
– Công đoạn chuẩn bị thi công phải đảm bảo thật kỹ:
+ Độ ẩm của nền nhỏ hơn 6%.
+ Nhiệt độ thi công tối thiểu là 15 độ C, không thi công dưới ngưỡng này.
+ Độ ẩm sương tối thiểu trên bề mặt là 3 độ C.
+ Độ ẩm không khí tối đa là 85%.
– Vệ sinh sạch dụng cụ thi công ngay sau khi sử dụng với dung môi chuyên dụng.
– Giữ an toàn khi thi công:
+ Luôn đeo khẩu trang khi thi công.
+ Đeo găng tay và mặc quần áo bảo hộ để hạn chế sơn tiếp xúc với da.
+ Đảm bảo môi trường thi công thông thoáng.
4. Tìm kiếm đơn vị thi công sơn epoxy chuyên nghiệp
Trên thị trường có thể có nhiều đơn vị thi công sơn epoxy giá rẻ nhưng đồng nghĩa với đó là kỹ thuật sơn epoxy không đạt chuẩn hoặc sản phẩm sơn epoxy không chính hãng, kém chất lượng.
Tín Phát là đơn vị thi công sơn epoxy với hơn 10 năm kinh nghiệm, từng đảm nhận nhiều dự án lớn nhỏ trên cả nước. Chúng tôi tự tin đem đến cho quý khách hàng dịch vụ sơn epoxy chất lượng cao, với đội ngũ nhân công có chuyên môn cao. Chế độ bảo hành cùng nhiều chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn trong năm.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc các bước cơ bản trong quy trình thi công sơn epoxy và kỹ thuật sơn epoxy mới nhất hiện nay. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn và hỗ trợ hãy liên hệ với Tín Phát. HOTLINE 0933.238.086 Website: www.sonsanepoxy.vn