Có nên dùng sơn lót epoxy 2 thành phần
Sơn lót thường được hiểu là loại sơn được lót đầu tiên và được coi như một lớp bảo vệ. Các lớp sơn phủ sau này có hoàn hảo không phụ thuộc nhiều vào lớp sơn lót. Vậy, dùng sơn lót nào hiệu quả, giá thành mềm? Có nên dùng sơn lót epoxy 2 thành phần hay không?
Sơn lót epoxy 2 thành phần là gì?
Sơn lót epoxy là sự kết hợp chuỗi nhựa amid với hạt nhựa Epoxy. Loại sơn này thường được dùng làm chất kết dính giữa lớp sơn phủ với bề mặt thi công bởi nó có độ thẩm thấu và bám dính với bề mặt cao. Đồng thời, nó rất nhanh khô và có khả năng chống ấm hoàn hảo.
Sơn lót epoxy có nhiều chức năng như:
+ Chống rỉ và chống kiềm rất tốt
+ Chống ẩm.
+ Che đi khuyết điểm của bề mặt sơn.
+ Thẩm thấu cực tốt vào bề mặt bê tông.
+ Chống mài mòn, chống nước.
+ Có khả năng kháng chịu hóa chất, acid nhẹ và kiềm nhẹ.
Tuy nhiên, chất lượng lớp sơn epoxy còn phụ thuộc vào việc vệ sinh và xử lý bề mặt sàn. Nếu còn bụi bẩn trên bề mặt thì lớp sơn lót sẽ không bám dính tốt. Sau khi sơn lót lần 1 mà kiểm tra lại vẫn chưa được cần lót thêm một lớp nữa để nó có thể phát huy tối đa hiệu quả.
Tầm quan trọng của sơn lót epoxy hai thành phần
Sơn lót epoxy có nhiều màu phù hợp với nhiều chất liệu khác nhau như: màu trong suốt , màu đỏ, xám thường dùng chống rỉ cho bề mặt sắt thép, một số trường hợp có lót màu cho sàn bê tông.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng sơn lót là cần phối trộn phần A và phần B theo đúng tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi pha loãng với dung môi. Đồng thời, cần khuấy đều hỗn hợp trong vòng 2 – 3 phút cho đến khi đồng nhất, để cho ổn định 5 phút trước khi thi công. Thực hiện tốt những điều này sẽ khiến chất lượng lớp sơn lót cao hơn.
Việc sử dụng sơn lót epoxy được cho là rất cần thiết. Nếu không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác tại ngay trong quá trình thi công nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ. Lớp phủ màu sẽ không đều, tốn nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, dễ bị sự cố kiềm hoá loang lổ…
Hướng dẫn thi công sơn epoxy 2 thành phần
Chất lượng của lớp sơn lót epoxy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như bề mặt sơn, thời tiết, độ ẩm, kỹ thuật. Tuy nhiên, việc thi công sơn lót thường có 2 bước như sau:
Xử lý bề mặt sàn
Bề mặt cần được xử lý để loại bỏ lớp sơn cũ: Thiết bị sử dụng là máy mài để tăng độ bám dính. Sau đó làm sạch bề mặt khỏi các vết dầu mỡ bằng dung môi thích hợp. Sửa chữa các khuyết tật bề mặt (vết nứt, lỗ xốp, vết rỗ) bằng bột trét, Đồng thời, làm phẳng bề mặt bằng dụng cụ thích hợp.
Thực hiện hết các bước trên, kiểm tra kĩ lại lần nữa và bổ sung nếu chưa đạt yêu cầu.
Bắt đầu thực hiện sơn lót
Độ ẩm là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng lót sơn. Vì thế, cần quan tâm chặt chẽ yếu tố này trong thời gian sơn lót. Kiểm tra độ ẩm dưới 14% mới bắt đầu thi công sơn lót lớp đầu tiên.
Đợi khô thì kiểm tra lại, nếu sơn lót bị hút ở chỗ nào thì sơn lại ở chỗ đó. Hoặc cẩn thận hơn có thể sơn lót toàn bộ lần thứ 2.
Sơn lót giúp tiết kiệm chi phí do giảm bớt sự thẩm thấu của lớp sơn phủ. Vì thế, đừng tiếc chi phí bỏ ra mà bỏ qua bước này vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn sau này.
Hi vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức về loại sơn lót 2 thành phần, từ đó sẽ có thêm những giải pháp hữu ích trong quá trình thi công.
Xem thêm: Quy trình thi công sơn sàn epoxy đạt chuẩn tại Tín Phát