Chống thấm epoxy có mấy loại? Tìm hiểu ưu – nhược điểm của chống thấm epoxy
Với độ bám dính tuyệt vời cùng khả năng chống chịu tốt trong mọi thời tiết, chống thấm epoxy hay sơn sàn epoxy rất được ưa chuộng để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào từng đặc điểm của bề mặt thi công mà sẽ có các loại chống thấm khác nhau. Trong bài viết này, Tín Phát sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại chống thấm epoxy cùng những ưu – nhược điểm của dòng sơn này. Mời quý khách hàng cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Thế nào là chống thấm epoxy?
Chống thấm epoxy là sơn công nghiệp 2 thành phần được tạo nên từ nhựa epoxy và chất đóng rắn polyamide. Lớp phủ epoxy sau khi đóng rắn hoàn toàn sẽ có khả năng chống mài mòn và trầy xước rất tốt. Bên cạnh đó, dòng sơn này còn có khả năng chống lại các loại dung môi, kiềm, axit và muối rất tốt.
Tính năng nổi bật của sơn epoxy có thể kể đến như khả năng chống tĩnh điện, chống rỉ sét hay chịu được sự ăn mòn của hóa chất, axit tốt. Do vậy mà chống thấm epoxy được sử dụng cho các lĩnh vực công nghiệp chất phủ bề mặt ở nhiều công trình với những công năng khác nhau.
Dòng sơn này còn có khả năng chống lại các loại dung môi, kiềm, axit và muối rất tốt.
Thành phần chính trong sơn epoxy chống thấm
Sơn epoxy chống thấm gồm 2 thành phần chính là A và B. Trong đó:
- Phần A là bột màu, dung môi và nhựa epoxy.
- Phần B là chất đóng rắn.
Sơn epoxy là sơn gốc nhựa composite nên sẽ đóng rắn thành lớp sơn epoxy có khả năng kháng nước. Chính vì thế mà nó được sử dụng để chống thấm sàn bê tông trong nhiều kết cấu khác nhau. Những công trình sử dụng sơn chống thấm epoxy có thể kể đến như bể bơi, nhà để xe, sàn thể thao, bể xử lý rác thải,… Ngoài khả năng chống thấm, sơn epoxy còn có khả năng chống tĩnh điện, chống axit và bảo vệ công trình trong thời gian dài sử dụng.
Sơn Epoxy chống thấm gồm hai thành phần A và B
Công dụng của chống thấm epoxy
Với nhiều đặc tính riêng biệt và có nhiều ưu thế so với các sản phẩm cùng dòng mà chống thấm epoxy được sử dụng rất rộng rãi.
- Độ bám dính tốt và đảm bảo hiệu quả chống tĩnh điện, chống axit và chống rỉ.
- Độ che phủ tốt và rất bền màu, bền đẹp theo thời gian sử dụng.
- Sau khi hoàn thiện sơn có bề mặt sơn có độ cứng cao, sáng bóng và dễ lau chùi.
- Bảng màu đa dạng: vàng, xanh lam, xanh lá cây, đỏ,…
- Khả năng chống thấm tối ưu đồng thời ngăn chặn hiệu quả sự ăn mòn của nước.
- Không gây hại cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
- Tăng tuổi thọ cho công trình, giảm thiểu tối đa chi phí bảo trì và sửa chữa.
Sơn không bám bụi. dễ dàng vệ sinh
Chống thấm epoxy sử dụng cho những công trình nào?
Chống thấm epoxy có đặc tính là khô nhanh và ít bay hơi. Vì vậy mà sử dụng sơn epoxy được ứng dụng phổ biến trong các công trình như:
Chống thấm cho sàn bê tông
Sơn epoxy chống thấm sàn bê tông hiệu quả và tăng khả năng bám dính cho các công trình hầm để xe, các trung tâm thương mại lớn. Lớp sơn epoxy sẽ giúp cho bề mặt sàn bê tông trở nên mịn hơn, chống nấm mốc, mối mọt và không gây trơn trượt cho người đi lại.
Chống thấm cho sàn bê tông
Chống thấm epoxy cho sắt thép
Sơn epoxy chống thấm có thể sử dụng cho các hạng mục sắt thép trong nhà máy. Trong những điều kiện khắc nghiệt cụ thể, sơn epoxy giúp kim loại có độ cứng cáp và chống ăn mòn, rỉ sét hiệu quả.
Epoxy chống thấm ngoài trời
Chống thấm epoxy thường xuyên được sử dụng cho tường hoặc các công trình ngoài trời trong môi trường có độ ẩm cao. Lớp sơn chống thấm bên ngoài sẽ giữ độ bền đẹp và tính thẩm mỹ cho công trình.
Những loại sơn epoxy chống thấm phổ biến hiện nay
Chống thấm epoxy được phân loại theo công dụng và thành phần của sơn. Dưới đây là 6 loại sơn chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay để bạn dễ tham khảo.
Sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy gốc dầu còn được biết đến là sơn epoxy dung môi. Đây là dòng sơn 2 thành phần có ứng dụng nhiều trong nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất,… Ưu điểm của sơn gốc dầu là có độ bóng đẹp, tạo tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, dòng sơn này còn có khả năng giữ bụi và tạo bề mặt bằng phẳng.
Sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy gốc nước
Sơn epoxy gốc nước ra đời để giải quyết những thiếu sót của sơn gốc dầu. Dòng sơn này được cải tiến với chất lượng đặc biệt và linh hoạt hơn, cho phép sử dụng trên nhiều loại hình và phù hợp với điều kiện khắc nghiệt hoặc môi trường có độ ẩm cao.
Sơn epoxy tự san phẳng
Sơn epoxy tự san phẳng là sơn chống thấm không dung môi có độ dày 3mm, gấp 30 lần so với các dòng sơn gốc dầu và gốc nước.
Sơn epoxy chống thấm
Đây là loại sơn được tạo thành từ 2 loại sơn là sơn lót epoxy và sơn phủ epoxy chống thấm. Với độ bền cao và độ bám dính tuyệt vời, sơn epoxy chống thấm mang lại lớp phủ ngoài bền đẹp cho công trình. Bên cạnh đó, tính năng chống nước tốt nên dòng sơn này được sử dụng cho nhiều công trình như mái công trình, hồ dân sinh, cống rãnh,…
Sơn epoxy chống tĩnh điện
Sơn epoxy chống tĩnh điện giúp ngăn ngừa các vấn đề về chập điện gây cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người dùng. Sản phẩm thường được dùng trong các lĩnh vực công nghiệp chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc,…
Sơn epoxy chống tĩnh điện
Sơn epoxy kháng hóa chất
Lớp phủ chống thấm epoxy kháng hóa chất giúp sửa chữa trên nhiều bề mặt khác nhau. Với độ bóng sạch và dễ vệ sinh, lau chùi nên không khó hiểu khi dòng sơn này được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sơn epoxy kháng hóa chất
Trên đây là những thông tin cơ bản về chống thấm epoxy cùng những loại sơn epoxy chống thấm phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng với những nội dung mà Tín Phát đã chia sẻ sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích và giúp bạn lựa chọn được loại sơn phù hợp nhất cho công trình của mình. Mọi thắc mắc quý khách hàng có thể liên hệ với Tín Phát qua HOTLINE 0981.473.638 để nhận được hỗ trợ chi tiết nhất.