Chi Phí Làm Sân Cầu Lông Là Bao Nhiêu – Mức Dự Trù Kinh Phí
Bạn đang muốn thi công sân cầu lông nhưng không biết tổng chi phí làm sân cầu lông là bao nhiêu? Hãy cùng Tín Phát khám mức chi phí thi công sân cầu lông 2024 trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị nhé!
Đặc điểm cấu tạo của sân cầu lông
-
Kích thước sân cầu lông
Trước khi tính tổng các chi phí để làm sân cầu lông thì chúng ta phải biết được kích thước sân cầu lông để dự trù kinh phí. Hiện nay sân cầu lông được phân thành sân đơn và sân đôi, với kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại thi đấu.
Sân cầu lông đơn:
- Diện tích: Khoảng 69,46 mét vuông.
- Chiều dài: 13,41 mét.
- Chiều rộng: 5,18 mét.
- Độ dài đường chéo sân: 14,3 mét.
- Chu vi xung quanh sân: 0,61 mét.
Sân cầu lông đôi:
- Diện tích: Khoảng 81,8 mét vuông.
- Chiều dài: 13,41 mét.
- Chiều rộng: 6,1 mét.
- Độ dài đường chéo sân: 14,7 mét.
- Chu vi xung quanh sân: 0,61 mét.
-
Phân loại mặt sân cầu lông
Có rất nhiều loại mặt sân cầu lông phổ biến được sử dụng, mỗi loại có những đặc điểm riêng để phục vụ cho các điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau:
Thảm PVC: Được xem là phổ biến nhất và thường được sử dụng trong các sân cầu lông chuyên nghiệp. Thảm PVC bao gồm phần đế gỗ phía dưới và lớp thảm PVC phía trên. Ưu điểm chính là độ nảy tốt và giảm trơn trượt, tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người chơi.
Bề mặt gỗ: Thường được dùng cho sân cầu lông trong nhà. Điểm mạnh của bề mặt gỗ là độ nảy tốt và vẻ đẹp thẩm mỹ. Tuy nhiên, đôi khi có thể trơn trượt, đặc biệt khi bề mặt tiếp xúc với mồ hôi.
Silicon PU: Cấu trúc tương tự thảm PVC, nhưng Silicon PU có sự đa dạng về màu sắc lựa chọn. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ nhiệt không cao bằng các loại khác.
Sơn Acrylic: Thường được sử dụng cho sân cầu lông ngoài trời với chi phí thấp. Tuy nhiên, sơn Acrylic có độ cứng cao, có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương cao.
Dự tính chi phí làm mặt bằng sân cầu lông
Nếu bạn chưa có sẵn mặt bằng thi công sân cầu lông thì hãy tham khảo chi phí dưới đây nhé:
Với kích thước tiêu chuẩn của sân cầu lông (chiều dài 13,40m, chiều rộng 6,10m), diện tích từ 120 đến 150 m2 vuông được coi là phù hợp để xây dựng sân cầu lông tiêu chuẩn. Nếu có yêu cầu mở rộng với các dịch vụ bổ sung như quán nước hoặc nhà vệ sinh, diện tích có thể tăng lên từ 170 đến 180m2 .
Chi phí mặt bằng sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí cụ thể của sân cầu lông. Vị trí ở trung tâm hoặc các khu vực lớn thường có chi phí thuê mặt bằng cao hơn so với các vị trí ở xa trung tâm hoặc khu vực ít thị trường.
Giá thuê mặt bằng có thể dao động từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng/tháng cho diện tích khoảng 120m2.
Dự tính kinh phí làm nền cho sân cầu lông
Quá trình làm nền sân cầu lông bao gồm việc chuẩn bị một bề mặt phẳng và mịn, không gồ ghề, để đảm bảo chất lượng thi đấu tốt nhất.
Chi phí làm nền sân cầu lông được tính dựa trên diện tích cần thiết. Ví dụ, với diện tích 120m2:
- Chi phí cho việc cán nền bê tông cốt thép là khoảng 35.000.000 đồng (292.000 đồng/m2 * 120m2).
- Chi phí cho quá trình xoa nền bằng máy giao động khoảng 2.400.000 đồng (20.000 đồng/m2 * 120m2).
- Chi phí cho quá trình sơn chống thấm trong khoảng 1.400.000 đồng (đã xác định sẵn).
Lưu ý: bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ phù thuộc vào nhiều yếu tố khác
Dự tính kinh phí hệ thống đèn chiều sáng
Chi phí hệ thống chiếu sáng cho một sân cầu lông khoảng 120m2 thường dao động từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng, phụ thuộc vào loại đèn và số lượng đèn được sử dụng cho sân. Dưới đây là một số giá tham khảo chi tiết:
- Đèn Led chiếu sáng HLFL6: Có giá từ 1.600.000 đến 6.200.000 đồng/bộ tùy vào công suất sử dụng.
- Đèn Led chiếu sáng HLFL4: Có giá từ 1.400.000 đến 6.900.000 đồng/bộ tùy vào công suất sử dụng.
- Đèn pha Led Module 200w: Có giá giao động từ 1.800.000 đến 2.250.000 đồng/bộ.
Kinh phí thi công phần khung bao quanh sân cầu lông
Việc xây dựng khung bao quanh sân cầu lông trong nhà là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính chắc chắn, bền vững và an toàn trong quá trình hoạt động của sân.
Phần khung mái cần có độ cao tối thiểu 8m và rộng cho diện tích 120m2. Yêu cầu về độ bền, khả năng chịu mưa nắng và độ chịu nhiệt cao là những điểm quan trọng khi xây dựng khung bao quanh sân cầu lông. Điều này đòi hỏi sự chọn lựa kỹ càng về vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công.
Phần giáp sườn có thể được xây dựng bằng tôn để giảm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo khả năng chắn gió, nắng cũng như tạo điều kiện thoáng đãng cho sân cầu lông.
Thông tin về chi phí làm phần mái và lắp tôn cho phần giáp sườn của sân cầu lông, với diện tích 120m2:
- Chi phí xây dựng phần mái được ước tính là 82.000.000 đồng (684.000 đồng/m2 * 120m2).
- Chi phí lắp tôn vào phần giáp sườn được ước tính là 29.630.000 đồng (246.000 đồng/m2 * 120m2).
Dự tính chi phí cho từng loại sân cầu lông 2024
Hiện nay, sân cầu lông được làm bằng 4 loại mặt sân phổ biến: thảm PVC, bề mặt gỗ, Silicon PU, sơn Acrylic. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau dẫn đến chi phí thi công cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là chi tiết cụ thể vê từng loại mặt sân:
Chi phí sân cầu lông bằng thảm PVC
Thảm PVC chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong các sân cầu lông như một lựa chọn chất lượng cho bề mặt sân thi đấu. Thiết kế từ cao su giúp tăng độ ma sát, giảm trơn trượt và hạn chế nguy cơ chấn thương cho người chơi.
- Chi phí mua thảm thường dao động từ 23,000,000 đến 30,000,000 đồng cho một bộ, tùy thuộc vào loại thảm cầu lông PVC bạn chọn. Một số loại thảm PVC phổ biến như Enlio A – 21345, Enlio A – 23150, Alite 28147.
- Chi phí lắp đặt có thể dao động từ 2,000,000 đến 3,000,000 đồng cho một bộ thảm.
- Chi phí vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách, từ 500,000 đến 1,000,000 đồng cho một bộ thảm.
- Chi phí cột trụ và lưới, khoảng 500.000 đến 1.500.000 VNĐ cho mỗi bộ.
- Chi phí vật liệu thi công, gồm dây hàn nhiệt, băng dính chuyên dụng 2 mặt, băng dính dán mép, keo sữa, có giá khoảng 1.000.000 VNĐ.
Như vậy, tổng chi phí hoàn thiện một sân cầu lông thảm PVC sẽ nằm trong khoảng từ 30.500.000 đến 45.000.000 đồng.
Lưu ý rằng giá thảm cầu lông PVC thường khác nhau dựa trên chất lượng từng hãng và độ dày của thảm. Thảm PVC thường được sử dụng cho sân cầu lông trong nhà do tính linh hoạt và tính đa dạng của nó.
Chi phí sân cầu lông bằng sàn gỗ
Bề mặt sân cầu lông sàn gỗ cũng là một lựa chọn được yêu thích tại các nhà thi đấu hoặc trường học với tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, sàn gỗ có tính ma sát cao và độ bền tốt, nhưng hạn chế ở việc không có khả năng chống trượt tốt khi mồ hôi hoặc nước dính vào.
Tuy nhiên, sân cầu lông sàn gỗ có hạn chế về chi phí thi công và bảo dưỡng cao, điều này khiến nó ít phổ biến hơn so với sân cầu lông bằng thảm PVC.
Giá sân cầu lông sàn gỗ có thể dao động từ 50.000.000 đến 60.000.000 đồng, tùy thuộc vào loại gỗ bạn sử dụng và mục đích sử dụng cụ thể cho từng loại sân.
Chi phí sân cầu lông bằng Silicon PU
Bề mặt sân cầu lông bằng sơn Silicon PU có tính chất tương đồng với thảm cầu lông PVC, tuy nhiên, có khả năng hấp thụ nhiệt thấp hơn. Mặt khác, sơn Silicon PU mang lại sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc. Đặc biệt, chi phí sửa chữa thường thấp và có thể được khắc phục nhanh chóng.
Ước lượng chi phí có thể tính như sau:
- Chi phí vật tư: Bao gồm các loại vật liệu như keo xử lý nứt, sơn lót, sơn lớp đệm, sơn lớp gia cường kết dính, sơn lớp bề mặt, sơn phủ màu với cát thạch anh và kẻ đường line. Giá tham khảo cho vật tư này thường dao động từ 300,000đ/m2 trở lên, có thể biến đổi dựa trên độ dày của mặt sân.
- Chi phí nhân công: Phụ thuộc vào chất lượng bề mặt bê tông hiện có. Mức giá tối thiểu cho nhân công thường là khoảng 5,000,000đ.
Tổng chi phí ước lượng cho việc thi công sân cầu lông Silicon PU có thể đạt khoảng 37,000,000đ. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như diện tích sân, chất lượng vật tư và nhân công được sử dụng. Để có thông tin chi tiết và báo giá chính xác, bạn nên liên hệ với các nhà thầu hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chi phí sân cầu lông bằng sơn Acrylic
Sơn Acrylic thường được ưa chuộng và sử dụng cho sân cầu lông ngoài trời, bởi tính chất chịu được môi trường thể thao và thời tiết khắc nghiệt ở ngoài trời. Đây có độ ma sát tốt, giúp vận động viên di chuyển linh hoạt khi thi đấu, và có khả năng chịu mài mòn tốt, dễ vệ sinh và bảo trì lâu dài.
Tuy nhiên, sân cầu lông bằng sơn Acrylic không phù hợp để chơi thể thao lâu dài do mặt sân cứng, có thể gây trầy xước lớn cho cơ thể khi ngã.
Tính tổng chi phí thi công sơn sân cầu lông bằng sơn Acrylic bao gồm:
- Chi phí vật tư sơn: Dự kiến khoảng 125.000đ/m2 đến 150.000 đồng/m2.
- Chi phí nhân công: Ít nhất 3.000.000đ.
Tổng cộng chi phí hoàn thiện sân cầu lông từ sơn Acrylic thường từ 13 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, giá cụ thể có thể thay đổi dựa trên diện tích sân, chất lượng vật liệu và nhân công sử dụng, cũng như các yêu cầu cụ thể của dự án. Để có thông tin chi tiết và báo giá chính xác bạn nên liên hệ với đơn vị thi công nhé!
Chi Phí Làm Sân Cầu Lông Là Bao Nhiêu ? Câu trả lời đã được Tín Phát thống kê chi tiết trong bài viết trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé