Sơn nền Epoxy tự san phẳng có tốt không? Thi công sơn Epoxy uy tín
Chất lượng cao, công năng tốt, tiết kiệm chi phí tối đa đều là những ưu điểm của sơn nền Epoxy tự san phẳng. Vậy cụ thể ưu nhược điểm của sản phẩm sơn phủ này như thế nào? Cần lưu ý gì khi thi công? Mời các bạn hãy cùng theo dõi ngay bài chia sẻ này của Tín Phát. Sơn nền epoxy tự san phẳng
Sơn epoxy tự san phẳng là loại sơn được sản xuất dựa trên các công thức và chất liệu đặc biệt, không cần dung môi để pha loãng. Thời gian bay hơi của sơn nhanh chóng, ít tạo ra những khí độc hại trong quá trình thi công. Hiện nay, các sản phẩm sơn sàn Epoxy đặc biệt được yêu thích bởi những công năng và khả năng thi công dễ dàng.
Việc thi công loại sơn này tương đối dễ dàng nhờ vào nguyên lý tự cân bằng nên thi công dễ dàng không cần mất quá nhiều thời gian và nhân lực. Sơn epoxy tự san phẳng có độ dày dao động từ 1mm cho đến 10mm, mang đến độ bền bỉ, kéo dài tuổi thọ bề mặt sàn theo thời gian. Bề mặt sàn này cũng phát huy tối đa công năng bảo vệ nền xi măng hay bê tông. Cụ thể những công năng đó là gì mời các bạn theo dõi ngay phần tiếp theo.
Ưu – nhược điểm sơn nền epoxy tự san phẳng
Ưu điểm của sơn nền tự san phẳng
- Cải thiện tuổi thọ công trình: Với khả năng bảo về bề mặt khỏi những tác nhân như thời tiết, độ ẩm, hóa chất, tải trọng lớn,… Epoxy tự san phẳng có khả năng mang đến độ bền và bảo vệ bền mặt 1 cách ấn tượng.
- Sàn thi công sơn Epoxy luôn đạt yêu cầu đề cao về tính thẩm mỹ, độ đẹp mắt cho không gian của bạn. Cùng với đó, những bề mặt cũng sáng và mang đến cảm giác sang trọng hơn so với những loại sơn phủ thông thường. Bảng màu sơn Epoxy đa dạng, phong phú, tươi mới, màu bền, khó phai màu,…
- Bảo vệ bề mặt vượt trội: những tính năng như: chống thấm, chống mài mòn, chống hóa chất, kháng khuẩn, chống trơn trượt,…
- Chịu tải trọng cao, bề mặt có khả năng chịu được lực lên tới 15 tấn, chống va đập. Đặc biệt tuổi thọ công trình còn lên đến 6 – 10 năm.
Nhược điểm dòng sơn nền epoxy tự san phẳng
Thực tế thi công và sử dụng thì bề mặt thi công sơn epoxy tự san phẳng có khá ít nhược điểm. Nếu có thì chỉ là vấn đề về giá thành. Thông thường thì giá sản phẩm và thi công khá cao so với những hãng sơn hiện tại trên thị trường.
Yêu cầu quy trình thi công tiêu chuẩn và đòi hỏi kỹ thuật thi công cao hơn. Để đem tới độ bền cũng như độ thẩm mỹ cao nhất cho công trình.
Đồng thời, bề mặt thi công yêu cầu phải đạt chuẩn nên đối với các công trình cũ thường mất thêm chi phí xử lý bề mặt.
Giá thi công sơn nền Epoxy tự san phẳng
Để xác định được mức giá thi công sơn Epoxy thì trước hết chúng ta cần nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến giá sơn. Với kinh nghiệm thi công nhiều năm của Tín Phát thì có 4 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới mức giá thi công:
Chất lượng bề mặt ảnh hưởng đến giá thi công
Với những sàn bề mặt còn mới thì sẽ mất ít chi phí xử lý hơn. Đồng thời cũng dễ dàng trong việc thi công, mang lại hiệu quả nhanh hơn, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Còn với những mặt sàn đã từng qua sử dụng, cần cải tạo lại như mài, nhám, hút bụi, loại bỏ dầu mỡ, tạp chất,… Vì thế sẽ cần nhiều nhận công, thời gian kéo dài hơn, giá thành cùng vì thế có sự chênh lệch cao hơn so với mặt sàn đạt chuẩn.
Diện tích thi công càng lớn, bảng giá càng rẻ
Diện tích thi công sơn nền Epoxy tự san phẳng càng lớn thì giá thành càng rẻ. Không chỉ riêng dòng sơn tự san phẳng mà bạn sử dụng bất kỳ dịch vụ, sản phẩm sơn Epoxy sàn nhà xưởng nào cũng thế mà thôi.
Thương hiệu sơn Epoxy
Với mỗi một thương hiệu khác nhau sẽ có giá thành khác nhau, có loại rẻ có loại đắt, kèm với đó là chất lượng, công năng đi kèm. Những điều này không có nghĩa là cứ sử dụng loại sơn đắt tiền, thương hiệu nổi tiếng là ắt mang lại hiệu quả cao đâu nhé.
Bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng để chọn loại sơn và hãng sơn phù hợp.
Hướng dẫn thi công sơn nền epoxy tự san phẳng mới nhất 2022
Chất lượng sơn tốt cũng cần phải có quy trình thi công đạt chuẩn mới đảm bảo được độ bền công trình. Các chủ đầu tư cũng nên hiểu quy trình.
Bước 1: Mài sàn thi công
Dùng các thiết bị máy móc chuyên dụng để thực hiện việc mài sàn kèm hút bụi. Để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất, dị vật. Đồng thời tạo chân bám giúp màng sơn bám dính với mặt sàn được tốt hơn.
Bước 2: Xử lý khuyết điểm của bề mặt thi công
Kiểm tra vị trí xuất hiện vết nứt, lồi, lõm, bong tróc,… Các vị trí lồi, lõm, vết nứt thì dùng bột epoxy chuyên dụng để trét, vá.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy cho bề mặt
Đây là lớp liên kết trung gian giữa bề mặt sàn và lớp sơn tự san phẳng. Chúng luôn được bám chặt với nhau, hạn chế bong tróc, phồng rộp, nâng cao độ bền.
Bước 4: Thi công sơn nền Epoxy tự san phẳng
Đổ đều tay, độ dày rơi vào khoảng 1 – 3mm. Dùng cán hay gạt để san đều, dùng lăn để loại bỏ bọt sủi đảm bảo thẩm mỹ của sàn đẹp hay không.
Bước 5: Nghiệm thu, đánh giá và bàn giao công trình
Có thể đi lại nhẹ nhàng trên bề mặt sàn sau khi thi công 24 tiếng. Tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt và nghiệm thu công trình.
Một số lưu ý thi công sơn nền epoxy tự san phẳng
Lưu ý các vị trí đánh dấu để phân biệt rõ ràng để không bị trộn màu từ khu vực này sang khu vực khác. Thi công cần mang đầy đủ các thiết bị để bảo trợ như quần áo, găng tay, mắt kính và khẩu trang bảo hộ,…
Tuyệt đối không được dùng dung môi, tránh tình trạng mặt sơn bị nhăn nheo, sần sùi và rất mất thẩm mỹ.
Tính toán pha trộn lượng sơn vừa đủ với số lượng nhân sự để thi công, tránh để sơn pha trộn quá lâu, làm sơn đóng rắn và giảm chất lượng.
Việc sử dụng sơn nền epoxy dòng tự san phẳng dễ thi công nhưng khó nằm ở chỗ thi công đúng tiêu chuẩn.
Để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất, quý khách hàng có thể để lại thông tin hoặc liên hệ qua HOTLINE 0981.473.638. Website: www.sonsanepoxy.vn
Epoxy Tín Phát rất hân hạnh được phục vụ.
Xem thêm: Sơn Epoxy