Sơn phủ epoxy chất lượng cao, bền đẹp, chịu lực tốt cho công trình
Thi công sơn sàn epoxy trải qua 2 lớp sơn cơ bản là sơn lót và sơn phủ. Nếu như sơn lót có vai trò tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn phủ với bề mặt thì sơn phủ epoxy có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chống thấm, chịu lực, kháng khuẩn, chống mài mòn,… cho sàn nhà. Chính vì vậy, đây được coi là lớp sơn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và độ bền của công trình. Để nắm rõ những thông tin cơ bản về dòng sơn này, mời quý khách hàng cùng tham khảo bài viết sau đây.
Sơn phủ epoxy là gì? Đặc điểm chính của sơn phủ epoxy
Sơn phủ epoxy là sơn hai thành phần, được kết hợp từ 3 hóa chất hóa học gồm: Bisphenol-A, Epichlorohydrin và Polyamide. Sơn phủ epoxy là lớp sơn cuối cùng trước khi hoàn thiện thi công. Lớp sơn này có nhiệm vụ bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho công trình thi công.
Những đặc điểm chính của sơn phủ epoxy:
- Sơn phủ epoxy là dòng sơn chống tĩnh điện, chống trơn trượt tốt.
- Khả năng bám dính tốt trên mọi bề mặt như: bê tông, kim loại,…
- Có thể chịu được trong môi trường muối biển, axit và hóa chất.
- Đa dạng về màu sắc, màu sơn bám tốt, cứng và dẻo dai.
- Chống ăn mòn và chống thấm nước hoàn hảo.
- Bề mặt sau khi được sơn phủ epoxy rất bền màu, vệ sinh và lau chùi dễ dàng.
Ứng dụng nổi bật của sơn phủ epoxy
Hiện nay, sơn phủ epoxy có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực xây dựng, công nghiệp. Cụ thể là:
- Sơn phủ bề mặt sàn bê tông: Nền nhà máy công nghiệp, nền nhà xưởng, sân bóng tập tennis,….
- Sơn phủ cho tàu thuyền: Sơn tàu thuyền bằng sắt và bằng gỗ.
- Ngành xây dựng cầu đường, công nghiệp cơ khí, giao thông vận tải.
- Sử dụng trong các bể chứa nước, nhà máy lọc hóa dầu.
- Nhà máy sản xuất điện, nhà máy chế biến hải sản.
Tìm hiểu quy trình sơn phủ epoxy chuẩn từng bước
Thi công sơn epoxy đúng kỹ thuật cần được thực hiện từ những người thợ thi công giàu kinh nghiệm, nắm rõ các bước cơ bản trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho công trình. Sau đây là các bước thi công sơn Epoxy đúng kỹ thuật:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Trước khi thi công sơn epoxy, bạn cần vệ sinh sạch sẽ sàn nhà để tăng khả năng bám dính cho sơn phủ. Tại những vị trí bê tông lồi lõm, bạn nên sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy. Sau đó chà nhám toàn bộ bề mặt sàn bê tông. Tiếp theo dùng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn cùng các tạp chất bám trên bề mặt sàn.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, bước tiếp theo thực hiện lăn một lớp sơn lót epoxy trên bề mặt nền. Lớp lót đóng vai trò trung gian có tác dụng chống thấm cho bề mặt sàn. Đồng thời tạo sự liên kết chắc chắn giữa sàn bê tông và lớp sơn epoxy.
Bước 3: Thi công sơn phủ Epoxy
Lớp sơn phủ là bước cuối cùng trong quá trình thi công sơn epoxy. Trong trường hợp sử dụng sơn epoxy hệ tự san phẳng thì nên sơn một lớp. Nếu dùng sơn phủ hệ lăn thì nên sơn 2 lớp.
Kỹ thuật thi công sơn phủ tự san phẳng yêu cầu người sơn phải có chuyên môn với số lượng là 3 người để hoàn thành. Trong đó, 1 người đổ sơn, 1 người gạt sơn và 1 người dùng lu lăn gai để phá bọt khí.
Bước 4: Nghiệm thu công trình và bàn giao cho chủ đầu tư
Công trình thi công sơn phủ epoxy sau khi hoàn thiện đạt chất lượng cần đảm bảo những tiêu chí sau:
- Trong vòng 24 giờ phải khô hoàn toàn.
- Sàn nhà xưởng có khả năng chống trơn trượt tốt.
- Bề mặt sơn có độ bóng nhẵn, bằng phẳng.
- Nền sơn đảm bảo đều màu và không bị loang lổ.
Cần tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình có đáp ứng được các tiêu chí này không. Sau đó mới thực hiện bàn giao lại cho chủ đầu tư.
Các hãng sơn epoxy chất lượng, uy tín trên thị trường
Hiện nay, nắm bắt được những đặc tính nổi bật của sơn epoxy mà nhiều hãng sơn đã nghiên cứu và sản xuất nhiều dòng sơn epoxy khác nhau. Nhờ đó mà đáp ứng tối đa nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Chính vì vậy, không quá khó để khách hàng có thể tìm mua được sản phẩm sơn epoxy mà mình muốn sử dụng. Tín Phát xin đưa ra một vài hãng sơn epoxy tiêu biểu, chất lượng được đánh giá tích cực trên thị trường hiện nay như:
- Sơn epoxy KCC Hàn Quốc.
- Sơn epoxy APT Thái Lan.
- Sơn epoxy Chokwang Hàn Quốc.
- Sơn epoxy Aica Nhật Bản.
- Sơn epoxy Nanpao Đài Loan – Hàn Quốc.
- Sơn epoxy Jotun Nauy.
- Sơn epoxy Kova Việt Nam.
- Sơn epoxy Nippon Nhật.
- Sơn epoxy Rainbow Đài Loan.
- Sơn epoxy Ecomax Việt Nam.
Trên đây là cập nhật những nội dung cơ bản về sơn phủ Epoxy. Quý khách hàng đang có nhu cầu thi công sơn epoxy uy tín, chuyên nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy liên hệ ngay với Tín Phát qua HOTLINE 0981.473.638 để được chúng tôi tư vấn và báo giá miễn phí cho công trình của bạn.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy