Hướng dẫn thi công sơn Epoxy cơ bản theo chuẩn kỹ thuật
Thi công sơn Epoxy được ứng dụng rộng rãi trên bề mặt bê tông giúp cho công trình chống thấm, chống bám bụi bẩn, vi khuẩn, tăng tuổi thọ và tính chịu lực. Tuy nhiên để đảm bảo cho lớp sơn đạt chuẩn phát huy được hiệu quả, bạn cần thực hiện đúng các bước trong quy trình dưới đây.
1. Sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy thường được dùng để thi công sơn sàn nhà xưởng, nhà kho, khu chế xuất, … Dòng sơn được tổng hợp từ hai thành phần gồm có sơn và chất đóng rắn giúp tạo lên một lớp màng bảo vệ có tính kháng dung môi, bền đẹp và có khả năng thi công trên nền và mặt phẳng nền.
2. Đặc điểm của bề mặt được thi công sơn Epoxy
Bề mặt thi công sơn sàn epoxy có những ưu và nhược điểm nhất định.
* Ưu điểm:
– Nâng cao tuổi thọ của công trình
– Có tính thẩm mỹ
– Tăng khả năng chịu lực
– Chống trơn trượt cho bề mặt
* Nhược điểm:
– Giá thành cao hơn các dòng sơn phủ thông thường
– Yêu cầu bề mặt được thi công phải đảm bảo được độ phẳng cực cao. Do đó, công nhân phải tính toán được độ phẳng của bề mặt cẩn thận trước khi đổ bê tông.
3. Thi công sơn Epoxy cần chuẩn bị những gì?
Tính toán lượng sơn cần sử dụng
Tính toán chính xác lượng sơn cần dùng giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí sơn.
– Với sơn lót Epoxy, thông thường cứ khoảng 8 – 10m2 bề mặt cần đến 1 kg sơn tương ứng với từ 0,1 – 0,125 kg/m2.
– Với bề mặt sơn Epoxy hệ lăn cần được phủ 2 lớp, bạn cần gấp đôi lượng dùng so với lượng dùng để sơn lót.
Kiểm tra bề mặt thi công
Nếu bạn thi công sơn Epoxy gốc dầu, độ ẩm tường cần đạt dưới 8%. Nếu bạn cần thi công nền sơn Epoxy gốc nước thì độ ẩm bề mặt tường cần thiết là dưới 5%.
Kiểm tra lại chất lượng độ phẳng của bề mặt đồng thời tiến hành dọn sạch bụi bẩn và tạo nhám để lớp sơn sau khi phủ lên không bị bong tróc và luôn bền màu.
Chuẩn bị dụng cụ sơn
Trước khi tiến hành sơn Epoxy, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết sau:
– Máy mài sàn bê tông
– Máy hút bụi
– Bay răng cưa
– Ru lô gai, ru lô chuyên dụng.
4. 7 bước thi công sơn nền Epoxy chuẩn kỹ thuật
Để thực hiện thi công sơn Epoxy chuyên nghiệp, người ta tiến hành theo 7 bước sau:
BƯỚC 1: Mài sàn bằng máy chuyên dụng để tạo độ nhám
Công đoạn mài nhám giúp cho bề mặt sơn dễ dàng kết dính với sàn hơn, tạo độ bền cao cho lớp sơn. Việc này được thực hiện bằng máy mài chuyên dụng. Tuy nhiên đối với bề mặt thi công nhỏ hơn 50m2, bạn có thể sử dụng giấy nhám để hoàn thành công đoạn này.
BƯỚC 2: Vệ sinh sạch bề mặt bằng máy hút bụi
Sau khi mài nhám bề mặt, bạn cần sử dụng máy hút bụi để dọn sạch bụi bẩn còn sót lại. Đảm bảo cho bề mặt sạch là cách tốt nhất để lớp sơn mới có điều kiện bám dính bền chắc hơn.
BƯỚC 3: Sử dụng bột bả để xử lý các vết lõm còn sót lại
Để thành phẩm cuối cùng là lớp sơn hoàn hảo nhất, trước khi thi công sơn Epoxy, công nhân cần kiểm tra và lấp đầy các vết lõm với bột bả chuyên dụng.
BƯỚC 4: Thi công lớp sơn lót
Lớp sơn lót đầu tiên giúp tạo độ liên kết giữa bề mặt thi công và các lớp sơn phía sau. Đồng thời, sơn lót cũng tạo điều kiện để chống nước và hóa chất thẩm thấu vào bề mặt sơn từ bên trong.
BƯỚC 5: Phủ sơn Epoxy lần thứ nhất
Các dòng sơn Epoxy khác nhau đòi hỏi một quy trình riêng.
– Với dòng sơn Epoxy hệ lăn, bạn có thể trực tiếp dùng ru lô lăn đều sơn lên bề mặt . Lưu ý, bạn cần chờ ít nhất 2 – 3 giờ sau để lớp sơn đầu tiên khô hẳn rồi mới tiến hành nhuộm bước tiếp theo.
– Với đối với sơn Epoxy hệ tự phẳng, phương pháp sơn này tạo ra màng sơn có độ dày lớn hơn nhiều lần nhiều so với phương pháp lăn sơn bằng ru lô. Các bước thực hiện bao gồm:
+ Sau khi làm sạch bề mặt nền, bạn dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực thi công, giúp hạn chế lem sơn ra khu vực khác.
+ Mở lắp 2 thành phần của sơn Epoxy và dùng máy để khuấy đều hỗn hợp
BƯỚC 6: Phủ sơn Epoxy lần thứ hai
Kiểm tra bề mặt tường đã đủ khô và sạch bẩn chưa trước khi tiến hành thi công sơn Epoxy lần hai. Lưu ý vì đây là lớp sơn cuối quyết định tính thẩm mỹ nền bạn cần thi công cẩn thận, tránh để tình trạng ru lô lăn đè lên nhau gây mất thẩm mỹ.
BƯỚC 7: Hoàn thiện công trình.
Sau từ 1 – 2 ngày để từ khi hoàn thành thi công, các đơn vị thi công sẽ bàn giao lại cho chủ sở hữu.
5. Những lưu ý trong quá trình thi công sơn Epoxy
Để đảm bảo lớp sơn nền Epoxy được bền đẹp, tiết kiệm chi phí, không bị bong tróc, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
– Xử lý sạch sẽ bề mặt thi công bằng mày máy, giấy ráp chuyên dụng.
– Sử dụng bê tông có mác 250 trở lên.
– Chuẩn bị bề mặt sàn đảm bảo độ khô đạt tiêu chuẩn, có thể thử độ chính xác của các chỉ số bằng các thử nghiệm sản phẩm. Bề mặt đủ khô sẽ hạn chế lớp sơn bị bong tróc.
Để đảm bảo tuổi thọ công trình và tiết kiệm chi phí tu sửa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Xử lý sạch sẽ bề mặt thi công, sử dụng các máy mài chuyên dụng để chà mịn và dùng các loại máy hút bụi chuyên dụng.
– Mác bê tông phải là mác 250 trở lên, có cắt ngang khe giãn nở.
– Bề mặt nền phải khô theo tiêu chuẩn đặt ra, có thể sử dụng các thiết bị đo độ ẩm để biết chính xác.
– Nên dùng rulo để thi công.
Trên đây là những chia sẻ về quy trình thi công sơn Epoxy cơ bản và dễ áp dụng cho nhà xưởng, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp. Hy vọng bạn đọc có được những kiến thức bổ ích!
Tìm kiếm đơn vị thi công sơn Epoxy chất lượng: https://sonsanepoxy.vn/ HOTLINE: 0933.238.086