Quy trình tiến hành thi công sơn epoxy gốc dầu đúng tiêu chuẩn
Quy trình tiến hành thi công sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy gốc dầu là dòng sơn công nghiệp tiêu biểu được ứng dụng rộng rãi cho các công trình sàn nhà xưởng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu điểm vượt trội của dòng sơn này, cũng như khám phá quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu chi tiết ngay bài viết sau đây.
1. Sơn epoxy gốc dầu là gì?
Sơn epoxy gốc dầu là dòng sơn có dung môi dạng dầu, ưu điểm của loại sơn này là khả năng bám dính cao hơn so với dòng epoxy gốc nước. Nhưng mùi của chúng khá khó chịu.
Vì sơn epoxy gốc dầu cũng là loại sơn epoxy 2 thành phần, vì thế việc trộn thành phần A và thành phần B với nhau cần phải thực hiện đúng theo tỷ lệ thì chúng mới đóng rắn được. Thường thì tỷ lệ phá sơn từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.
2. Đánh giá ưu và nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu
2.1. Ưu điểm
Sơn epoxy gốc dầu cũng được nghiên cứu từ hoạt chất epoxy gốc nhựa không chứa nhóm este, có thể bám dính và kháng nước tuyệt vời. Cấu tạo phân tử với 2 vòng benzen vững chắc, bền với nhiệt, khó bị bẻ gãy, vì thế mà hợp chất epoxy có tính chịu nhiệt cao, cứng, bền và dẻo dai:
- Khả năng chống bụi hoàn hảo: Bề mặt epoxy bóng, dễ lau chùi, không phát sinh bụi do ma sát cơ học hay do hóa chất. Vì thế, sơn epoxy gốc dầu được dùng nhiều trong thi công sơn sàn nhà xưởng, gara oto,…
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Sơn epoxy có gốc dầu có màu sắc đa dạng, nhờ đó mà công trình của bạn trở nên bắt mắt. Khách hàng có thể phân khu vực khác nhau với màu sắc khác nhau. Bề mặt sơn bóng, sáng, nhờ đó giúp tiết kiệm điện năng, dễ dàng lau chùi.
- Lớp sơn epoxy bề mặt chỉ dày khoảng 0,3mm, nhưng đảm bảo có khả năng chịu độ mài mòn và tải trọng lên tới 3 tấn mà không bị sụt lún hay nứt gãy bề mặt.
- Đa dạng chủng loại khác nhau, giúp bảo vệ tốt cho bề mặt sàn, cũng như giúp đáp ứng hiệu quả các nhu cầu khác như: sơn epoxy chống thấm, chống trơn trượt, có thể kháng được hóa chất.
2.2. Nhược điểm sơn epoxy gốc dầu
Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội thì dòng sơn epoxy gốc dầu cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Dễ bắt lửa, vì thế trong quá trình khuấy trộn bảo quản cần phải tránh xa khu vực có lửa.
- Không thể thi công được trong điều kiện môi trường có độ ẩm quá cao.
- Khi thi công ở miền bắc cần phải làm các rãnh giãn nở nếu không sẽ rất dễ bị nứt, gãy,…
3. Quy trình thực hiện thi công sơn Epoxy gốc dầu
Quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu khá đơn giản, trước khi thi công bạn cần phải thực hiện pha trộn từng loại thành phần sơn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, sau đó trộn chúng lại với nhau. nên dùng máy móc chuyên dụng để tiến hành công việc trộn sơn.
3.1. Dụng cụ chuẩn bị
Để thực hiện quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu, yêu cầu người dùng cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như sau: rulo lăn sơn, máy trộn sơn, máy chà nhám, máy mài sàn, máy hút bụi, dao trét, cọ quét, máy phun sơn,..
3.2. Quy trình thi công
- Bước 1: Kiểm tra, chuẩn bị bề mặt thi công
Phần bề mặt thi công cần chú ý được hoàn thiện trước khi thi công sơn khoảng 30 ngày. Đồng thời cần phải đảm bảo các yêu cầu như: mặt sàn phải chắc, độ ẩm dưới 90%, bề mặt sàn bằng phẳng, trám trét hết các chỗ lồi lõm,..
Sử dụng máy tạo nhám để giúp tạo độ nhám cho bề mặt. Điều này sẽ giúp lớp sơn được dính chặt hơn vào bề mặt sàn.
- Bước 2: Sơn lớp sơn lót
Khi đã trộn xong hỗn hợp sơn Epoxy, bạn dùng súng phun sơn hoặc con lăn để sơn đều lên bề mặt bê tông cần sơn. Chờ 1 đến 1 giờ 30 phút ở nhiệt độ 30 độ C để lớp sơn đầu này được khô.
- Bước 3: Thi công lớp sơn phủ
Sơn lớp sơn thứ 2 sau khoảng từ 4 – 6 giờ, thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào bề mặt của sàn bê tông. Bạn cần tiến hành kiểm tra và lăn trước một vùng nhằm đảm bảo trước khi thi công lớp sơn thứ 2 này.
4. Những lưu ý quan trọng khi tiến hành thi công sơn
Để đảm bảo lớp sơn thẩm mỹ, chất lượng, người dùng cần chú ý tới những điều quan trọng sau đây:
- Dòng sơn gốc dầu không nên sơn ở những bề mặt, môi trường ẩm ướt.
- Nhiệt độ môi trường thi công cần phải trên 20 độ C.
- Sơn gốc dầu là dung môi dễ bay hơi, vì thế trước khi tiến hành thi công cần phải xác định được mục đích chính xác nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Hỗn hợp sơn khi pha xong nên sử dụng trong khoảng 1–2 giờ nhằm đảm bảo để sơn không bị đông cứng.
- Để sơn đạt chất lượng tốt nhất khi thi công bạn cần lưu ý:
– Độ ẩm sàn bê tông <5%.
– Độ ẩm không khí tối đa 80%
– Bê tông sau thi công tối thiểu 28 ngày.
– Nhiệt độ thấp nhất đạt ngưỡng 11 độ C.
– Nhiệt độ thi công tối đa không quá 39 độ C.
– Điểm sương tối thiểu trên bề mặt sàn bê tông là 3 độ C.
Để được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ thi công sơn epoxy gốc dầu, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với Tín Phát qua HOTLINE 0933.238.086 hoặc truy cập Website: www.sonsanepoxy.vn để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy