Kỹ thuật thi công sơn epoxy 2 thành phần
Sơn epoxy 2 thành phần là loại sơn có công thức pha sơn riêng biệt, chất lượng cao, giá thành hợp lý. Vì vậy, nó là loại sơn đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, kỹ thuật thi công loại sơn này nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Cùng tìm hiểu kỹ thuật thi công loại sơn này.
Sơn epoxy 2 thành phần là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về khái niệm sơn epoxy có 2 thành phần thì cùng tìm hiểu về khái niệm epoxy để hiểu rõ hơn. Có thể nhiều người không biết, nhựa epoxy thường được sử dụng nhiều trong các chi tiết máy bay, giàn khoan… hoặc các vật cần nhẹ, chắc và bền. Bởi nó có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn các gốc nhựa thông thường khác.
Cần xử lý bề mặt cần sơn thật kĩ
Sơn epoxy được nhiều đơn vị có uy tín thi công sơn cho nền sàn nhà xưởng. Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lại gọi là sơn epoxy 2 thành phần. Lý do là lo sơn epoxy bao gồm hai thành phần: phần sơn và phần đóng rắn. Sơn epoxy được phân ra làm hai dòng sơn chính là sơn epoxy hai thành phần gốc dầu và sơn epoxy hai thành phần gốc nước.
Phần sơn có chất liệu chủ yếu là nhựa epoxy. Đồng thời, nó được trộn với những chất tạo màu có chất lượng cao và các phụ gia khác… Phần đóng rắn lại chính là chất làm rắn polyamine. Các thành phần đã được sản xuất và đóng gói theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất quy định. Khi người dùng đưa sản phẩm sơn vào sử dụng thì chỉ việc trộn đều hai thành phần này lại với nhau mà thôi. Vì thế có thể coi đây là loại sơn cao cấp và hết sức chặt chẽ về mặt hóa tính lẫn lí tính.
Sơn nền epoxy trong quá trình sản xuất đã phải trải qua quá trình nung nóng để trở nên cứng hơn và chịu lực, chịu va đập. Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật đó là khả năng bám dính với bề mặt cao. Từ đó, tạo nên một loại sơn có khả năng chịu lực cao và cực kì bền bỉ cùng thời gian.
Kỹ thuật thi công sơn epoxy 2 thành phần
Lăn sơn lót trước khi phủ
Kỹ thuật thi công này gồm 3 bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị mặt sàn tiêu chuẩn
Mặt sàn tiêu chuẩn là loại mặt sàn không mấp mô, không lỗ chỗ, không bị tách lớp bê tông. Đối với mặt sàn này cần được xử lý chống thấm, tránh thấm ngược lên làm bong sơn.
Loại bỏ bụi bẩn bám trên mặt sàn.
Bước 2: Sơn lót
Khi sơn lót chú ý lăn đều tay, tránh bỏ sót.
Bước 3: Hoàn thiện sơn phủ 2 lớp
Sau khi sơn lót ta đợi từ khoảng 8 tiếng cho lớp sơn khô hẳn rồi tiến hành sơn phủ lớp thứ nhất.
Sau khi sơn phủ lớp sơn epoxy thứ nhất chờ từ 4-8 tiếng tiến hành sơn phủ lớp thứ 2.
Như vậy là đã hoàn thành 3 bước trong kỹ thuật thi công. Tuy lý thuyết ngắn gọn và đơn giản như vậy, nhưng khi thi công, người thợ sơn cần lưu ý nhiều công đoạn. Chẳng hạn, phải làm thật sạch mặt sàn để tránh các dị vật làm bong tróc lớp sơn sau này. Ngoài ra, các chỗ lõm cũng cần được chú ý nhiều hơn. Xử lý kỹ chỗ lõm, nếu không sau này sẽ tạo thành những vết khác màu rất mất thẩm mỹ.
Đồng thời, các mốc thời gian nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Cái này cần phụ thuộc vào tình hình thực tế của thời tiết nơi sơn. Chẳng hạn, mùa xuân ở miền bắc rất ẩm ướt thì 8 tiếng không thể khô được lớp sơn lót. Vì vậy, cần đợi cho đến khi lớp sơn lót thật khô mới tiến hành sơn phủ được. Vì nếu vẫn ẩm ướt mà sơn phủ lên thì sẽ rất xấu, thậm chí bong tróc. Nếu mùa hè khô ráo thì chỉ cần 5-6 tiếng là lớp sơn lót khô và có thể sơn phủ ngay được.
Như vậy, kỹ thuật sơn epoxy nêu trên không hề quá phức tạp. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm mới cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh.
Xem thêm: Thi công sơn epoxy nền sàn bê tông công nghiệp
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy