Sơn gốc nước những điều bạn chưa biết
Sơn gốc nước là một sản phẩm sơn phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn và tin dùng. Sơn trước kia được sử dụng nhiều trong công nghệ ô tô nhưng cho đến nay nó được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, nó là một vật liệu gần như không thể thiếu để tạo nên một ngôi nhà đẹp. Để hiểu rõ hơn loại sơn này mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sơn gốc nước là gì?
Sơn gốc nước hay còn gọi là sơn nước được hiểu là một vật liệu dùng trong lĩnh vực xây dựng nó có chứa dung môi hữu cơ với hàm lượng thấp. Hiện nay, sơn nước thường sử dụng 1 trong 3 loại polymer tổng hợp, và căn cứ vào polymer tổng hợp này mà người ta xác định được đặc tính cuối cùng của sơn nước. Đó là do mỗi loại polymer có sự khác nhau về cơ tính và lý tính, từ đó khiến đặc tính của sơn nước cũng không giống nhau.
Ưu điểm của sơn gốc nước
Các bạn cũng biết thành phần sơn nước của tất cả các loại sơn nước hiện nay bao gồm nhựa, màu, dung môi và phụ gia. Những thành phần này quyết định tính chất và chất lượng của sơn nước.
Sơn này có ưu điểm lớn nhất trong các dòng sơn hiện nay đó chính là hàm lượng chất bay hơi thấp. Bởi vậy mà nó có thể đáp ứng nghiêm ngặt các quy định về khống chế VOC, mang đến sự an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường.
Thêm vào đó, màng sơn được hình thành bằng cách bay hơi thay thế cho dung môi nên giảm được mùi hôi khó chịu, giảm nguy cơ cháy, từ đó cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu chi phí bảo hiểm cơ bản.
Sơn nước hiện nay không chỉ được dùng trong ngành xây dựng (sơn tường nhà, trần nhà) mà còn được ứng dụng trên các bề mặt kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh bằng mọi phương pháp như sơn, quét, lăn, phun, nhúng. Bên cạnh việc tạo màng sơn bằng cách để khô bình thường, còn có cách khác để làm lớp sơn khô trên các bề mặt này là sấy.
Sử dụng sơn gốc nước sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao vì không phải mua dung môi làm chất xúc tác, không độc hại cho người dùng.
Nhược điểm của sơn gốc nước
Bên cạnh các ưu điểm thì sơn gốc nước cũng tồn tại một số nhược điểm, nhất là tính tương thích với các ứng dụng. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường độ ẩm cao, màng sơn sẽ rất khó bay hơi (khô), ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và chất lượng bề mặt.
Trong điều kiện thời tiết ẩm thì việc sơn khô và bay hơi nhanh là rất khó khăn bởi màng sơn phải đạt độ dày ít nhất là 1,2 mil (0.29 mm). Lúc này, để không mất nhiều thời gian chờ đợi, cần trang bị thêm hệ thống khuấy đảo không khí, khử và thoát ẩm… vì thế sẽ gia tăng chi phí đầu tư cho chủ thầu.
Sơn đòi hỏi điều kiện thi công nhiều hơn những loại khác, khi sử dụng sơn để thi công thì phải lăn đều tay, toàn bộ quá trình thi công phải đảm bảo đúng kĩ thuật thì mới có thể đồng đều về màu sắc và chất lượng của sơn.
Trên đó là tất cả những thông tin ưu nhược điểm của loại sơn gốc nước, các bạn có thể tham khảo để có thể lựa chọn được một loại sơn phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Để có thể lựa chọn được loại tốt nhất các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.
Tim hiểu thêm: Sơn Epoxy