Hướng dẫn thi công sơn epoxy tự san phẳng chi tiết nhất
Sơn Epoxy tự san phẳng là gì? Sơn Epoxy tự san phẳng được thi công bao gồm những bước như thế nào? Câu hỏi được khá nhiều người tìm kiếm trong thời gian qua. Dưới đây, Tín Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước thi công sơn Epoxy tự san phẳng chuẩn chất lượng.
- Khái niệm, đặc điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
- Ưu – nhược điểm của sàn Epoxy tự san phẳng
- Hướng dẫn các bước thi công sơn epoxy tự san phẳng sàn nhà xưởng
- Bước 1: Mài sàn bê tông
- Bước 2: Vệ sinh bề mặt trước khi thi công
- Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy
- Bước 4: Thi công sơn Epoxy tự san phẳng lớp thứ nhất
- Bước 5: Mài sàn và vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn nhà xưởng
- Bước 6: Thi công lớp sơn epoxy tự san phẳng hoàn thiện
- Bước 7: Nghiệm thu, bàn giao lại công trình cho nhà xưởng
Khái niệm, đặc điểm của sơn Epoxy tự san phẳng
Sơn Epoxy tự san phẳng còn được gọi là sơn Epoxy tự cân bằng. Đây là một dòng sơn Epoxy được cấu tạo từ hai thành phần gồm sơn và thành phần đóng rắn, không sử dụng dung môi dễ bay hơi.
Sơn tự san phẳng có thể được thi công trên sàn bê tông để tạo ra bề mặt sàn bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao và ít phải bảo dưỡng. Đặc biệt, sơn có thể thi công trên nền bê tông cũ bị nứt, hư hỏng để tạo bề mặt nhẵn, liền mạch. Điều này là do trong quá trình thi công, sơn có khả năng tự lan rộng ra để lấp đầy các vết nứt tồn tại trên sàn bê tông.
Sơn Epoxy tự san có khả năng chống nước, chống dầu, giúp sàn bê tông tăng khả năng chịu lực, chống trơn trượt và tĩnh điện. Khả năng chống mài mòn của sơn Epoxy cũng vượt trội.
Sơn có thể được ứng dụng trong nhiều khu công nghiệp, nhà xưởng như: cơ sở sản xuất, kho chứa hàng, phòng trưng bày, nhà để xe, bệnh viện,…
Sơn Epoxy tự san phẳng còn được gọi là sơn Epoxy tự cân bằng.
Ưu – nhược điểm của sàn Epoxy tự san phẳng
Ưu điểm
Sơn Epoxy là lựa chọn lý tưởng cho những tình huống mà sàn yêu cầu tính thẩm mỹ cao cũng như khả năng chống mà mòn và độ bền. Sau đây là một số ưu điểm của việc lựa chọn sơn Epoxy
– Khả năng chịu lực tốt: Dòng sơn Epoxy tự san phẳng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của bề mặt cơ bản đòi hỏi khả năng chịu lực, va đập cao. Bên cạnh khả năng chống trầy xước thì sơn Epoxy còn giúp bề mặt sàn luôn bóng đẹp.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ: Bề mặt sàn sử dụng sơn có độ bóng cao và độ hoàn thiện hấp dẫn, mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian nhà xưởng. Ngoài ra, dòng sơn Epoxy này còn có đa dạng màu sắc tươi sáng cho phép người dùng có thể thoải mái lựa chọn màu sơn phù hợp nhất cho công trình của mình.
– Dễ dàng vệ sinh bề mặt sàn: Nhờ tính chất chống bám bẩn, bề mặt sàn sơn Epoxy luôn sạch sẽ, dễ dàng lau chùi.
– Thi công dễ dàng, nhanh gọn: Quá trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng rất đơn giản, nhanh chóng nên tiết kiệm được nhiều thời gian thực hiện cũng như chi phí thuê nhân công.
– An toàn khi sử dụng: Sơn tự san phẳng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không những vậy, dòng sơn này còn có khả năng chống trơn trượt, chống vi khuẩn nấm mốc cao.
Sơn khả năng có độ bền rất cao, giúp nâng cao tuổi thọ cho công trình
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì sơn vẫn còn những nhược điểm như sau:
– Giá thành cao hơn các dòng sơn thông thường
– Quá trình thi công sơn Epoxy yêu cầu đội ngũ thi công có kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
– Sơn Epoxy tự san cần được thi công trên nền bê tông sạch sẽ, khô ráo, nền sàn cần được chống thấm trước khi sơn.
Hướng dẫn các bước thi công sơn epoxy tự san phẳng sàn nhà xưởng
Quy trình các bước thi công sơn Epoxy tự san yêu cầu đội ngũ có kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn nhất định để đạt được kết quả tốt nhất. Các bước cần tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Mài sàn bê tông
Sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để mài tạo nhám và chân bám cho lớp sơn Epoxy. Đây là bước rất quan trọng, quyết định độ bám dính của lớp sơn Epoxy với bề mặt nền nhà xưởng.
Mài sàn vệ sinh giúp tạo chân bám cho bề mặt sàn
Bước 2: Vệ sinh bề mặt trước khi thi công
Sử dụng máy hút bụi công nghiệp vệ sinh bề mặt sàn sau khi mài và trước khi thi công lớp sơn Epoxy
Bước 3: Thi công lớp sơn lót Epoxy
Lăn đều một lớp sơn lót Epoxy vào bề mặt sàn bê tông bằng rulo chuyên dụng. Lớp sơn lót Epoxy này giúp tạo kết nối giữa sàn bê tông với lớp sơn Epoxy
Thi công lớp sơn lót Epoxy
Bước 4: Thi công sơn Epoxy tự san phẳng lớp thứ nhất
Khuấy đều thành phần A rồi từ từ đổ thành phần B vào, tiếp tục khuấy đều trong khoảng 2 – 3 phút. Sau đó đem ra thi công trên nền nhà xưởng.
Bước 5: Mài sàn và vệ sinh toàn bộ bề mặt sàn nhà xưởng
Bước này giúp loại bỏ các bụi bẩn còn bám dính trên bề mặt sàn, tạo bề mặt tương đối tốt trước khi thực hiện lớp sơn thứ hai.
Bước 6: Thi công lớp sơn epoxy tự san phẳng hoàn thiện
Sau khi trộn thành phần A và thành phần B, đổ sơn ra sàn. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cán đều lớp sơn ra bề mặt sàn nhà xưởng. Dùng rulo lăn phá bọt khí còn trên bề mặt sơn.
Thi công lớp sơn epoxy tự san phẳng hoàn thiện
Bước 7: Nghiệm thu, bàn giao lại công trình cho nhà xưởng
Đơn vị thi công có thể tiến hành bàn giao công trình lại cho khách hàng sau khoảng 24h – khi nền nhà xưởng đã khô.
Trên đây là những chia sẻ của Tín Phát về ưu điểm, quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng chi tiết, đúng kỹ thuật nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, giúp bạn có được công trình sơn Epoxy tự san chất lượng nhất. Trân trọng!