Tại sao nên sơn phủ sàn epoxy? Quy trình sơn phủ sàn chuẩn
Sơn phủ sàn epoxy có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Nếu như đang chưa biết nên chọn sản phẩm sơn phủ nào chất lượng thì sơn sàn epoxy chính là gợi ý hoàn hảo giúp bảo vệ và nâng cao độ bền cho công trình của bạn. Đặc điểm, vai trò và ứng dụng của sơn epoxy sẽ được Tín Phát chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời quý khách hàng cùng tìm hiểu.
Sơn phủ sàn epoxy là gì?
Sơn phủ epoxy được xem là lớp che phủ giúp bảo vệ bề mặt trên nhiều chất liệu khác nhau. Dòng sơn phủ này có thể ứng dụng tốt trên bề mặt sắt thép, kim loại. Sử dụng sơn phủ sàn epoxy tạo nên màu sắc thẩm mỹ, đồng thời tăng vẻ đẹp cho công trình và tạo độ bền vững cho cấu kiện các công trình.
Sơn phủ có thành phần từ 3 hóa chất hóa học là Epichlorohydrin, Bisphenol-A và Polyamide. 3 thành phần này tạo thành hỗn hợp được sử dụng trong các môi trường có độ ăn mòn cao, những khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với axit yếu, dầu mỡ, nước, nhiệt độ cao, chịu va đập,… Sơn phủ sàn epoxy có độ bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau. Qua thời gian dài sử dụng vẫn giữ được độ bóng mịn, dẻo dai cùng màu sắc tươi sáng kể cả khi chịu trong thời tiết khắc nghiệt.
Ưu điểm khi thi công sơn phủ sàn epoxy
Thi công sơn phủ epoxy được nhiều khách hàng đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như:
Kéo dài tuổi thọ cho mặt sàn
Thi công sơn phủ epoxy sẽ tạo nên lớp đóng rắn liền mạch trên bề mặt sàn. Lớp sơn này đóng vai trò bảo vệ và ngăn chặn những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt bê tông. Ngoài ra, sơn phủ epoxy còn giúp chống vi khuẩn gây mùi và nấm mốc. Đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam. Từ đó góp phần kéo dài tuổi thọ cho công trình.
Nâng cao tính thẩm mỹ
Sơn phủ sàn epoxy làm giảm thiểu tình trạng thấm, nứt trên bề mặt. Giúp nền nhà luôn sáng bóng và láng mịn.
Tăng khả năng chịu lực
Sơn epoxy có khả năng chịu lực cao, nếu sử dụng sơn lăn là dưới 10 tấn, với sơn phủ là 20 – 30 tấn. Đặc tính của sơn epoxy là bề mặt có sự đàn hồi và chắc chắn nên sẽ bảo vệ sàn nhà hiệu quả trước những tác động lực mạnh từ bên ngoài.
Chống trơn trượt hiệu quả
Sơn phủ Epoxy cho sàn nhà tạo ra độ ma sát cao. Nhờ đó mà giúp cho việc di chuyển của con người và phương tiện đi lại an toàn hơn.Điều này còn được áp dụng trong thi công tầng hầm qua các ram dốc và vạch kẻ để xe cộ có thể di chuyển thuận tiện, dễ dàng.
Khả năng chống hóa chất
Trong sơn phủ epoxy có thành phần chống hóa chất, không bị bào mòn gây hoen rỉ bởi những tác nhân như nước biển, hóa chất. Sử dụng sơn phủ sàn epoxy là cách giúp tăng độ bền và giải thiểu chi phí cho công trình trong điều kiện khắc nghiệt.
Màng sơn bám dính tuyệt vời, bóng đẹp
Trong thành phần của sơn có polyamide tạo độ kết dính cao, bám sâu vào bề mặt, mang lại độ dẻo dai, sáng bóng. Điều này cũng giúp cho việc lau chùi, dọn dẹp các vết bẩn bám trên bề mặt dễ dàng hơn mà không tốn nhiều công sức.
Chịu được nhiệt độ cao
Sơn phủ epoxy có khả năng chịu nhiệt độ cao tốt. Trong môi trường 100 độ C cũng không lo bị nóng chảy mà vẫn bám dính rất tốt.
Các bước thi công sơn phủ sàn epoxy
Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết gồm: Máy hút bụi, máy mài sàn bê tông, ru lô gai, ru lô chuyên dụng, bay răng cưa.
Bước 1: Vệ sinh mặt bằng
Trước khi tiến hành thi công, cần vệ sinh mặt bằng thi công sạch sẽ để đảm bảo chất lượng của sàn nhà sau khi sơn được ổn định và bền hơn.
Bước 2: Xử lý bề mặt thi công
Sử dụng máy mài nền chuyên dụng để sàn luôn bằng phẳng, không bị gồ ghề và loại bỏ các dị tật trên bề mặt. Tiếp theo dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn nhằm tăng độ bám dính sơn.
Bước 3: Phủ sơn lót epoxy
Lớp sơn lót epoxy sẽ tạo độ kết dính giữa bề mặt sàn và sơn epoxy. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn nước thẩm thấu nước xuống nền.
Bước 4: Xử lý khuyết điểm trên nền nhà
Sử dụng bột putty để xử lý các lỗ nhỏ li ti, các khe nứt cùng khiếm khuyết khác trên bề mặt.
Bước 5: Tiến hành sơn phủ sàn epoxy
Tùy vào mỗi loại sơn sẽ có phương pháp thi công khác nhau.
Đối với sơn Epoxy hệ lăn:
- Lớp sơn phủ sàn epoxy thứ nhất nên dùng rulo lăn đều trên bề mặt, sau đó để 2 – 3 tiếng cho khô hẳn rồi phủ lớp tiếp theo.
- Lớp sơn hoàn thiện hoàn thành thì có thể đi lại sau 1 ngày, sau 72 tiếng các phương tiện có thể di chuyển.
Đối với sơn Epoxy hệ tự phẳng:
Phương pháp sơn tự san phẳng có độ dày nhiều hơn so với hệ lăn, hoạt động theo cơ chế phản ứng hóa học tự cân bằng của sơn. Tiến hành sơn epoxy theo các bước sau:
- Bề mặt sàn sau khi đã được làm sạch cần dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực thi công. Cách này sẽ hạn chế lem sơn ra các khu vực khác.
- Tiếp theo mở 2 thùng có chứa thành phần của sơn. Sử dụng máy khuấy để khuấy thùng A trước. Sau đó đổ sơn vào thùng B rồi trộn đều.
- Tiến hành đổ sơn ra bề mặt bê tông rồi dùng bàn cào để phủ đều. Dùng rulo gai phá bọt. Tùy theo yêu cầu của từng công trình mà có thể phủ sơn có độ dày từ 1 – 3mm.
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau khi thi công lớp sơn phủ sàn epoxy, thời gian nghiệm thu công trình sẽ từ 3 – 4 ngày. Đây là bước kiểm tra chất lượng công trình trước khi bàn giao lại cho chủ đầu tư.
Sơn phủ sàn epoxy là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ độ bền và tăng tuổi thọ cho công trình. Vì vậy không khó hiểu khi đây là sản phẩm được rất nhiều khách hàng lựa chọn trên thị trường hiện nay. Để được nhân viên tư vấn và báo giá trọn gói thi công sơn sàn epoxy chính hãng, chất lượng, quý khách hàng có thể liên hệ với Tín Phát qua HOTLINE 0981.473.638 hoặc Website: www.sonsanepoxy.vn.